Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Điều 'chưa từng thấy' của nền kinh tế VN 4 tháng đầu 2012

Nhìn lại 4 tháng đầu năm 2012 thì thấy tình hình kinh tế của đất nước đang có một vấn đề rất "nóng".

Đó là chuyện lạm phát thấp không khiến các nhà kinh tế mừng mà lại lo ngay ngáy. Vì nguyên nhân giảm lạm phát thực tế lại do sản xuất đình đốn, kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp sức cùng lực cạn khả năng tiếp cận vốn không còn. Do vậy chi đầu tư và tiêu dùng "nhỏ dần đều", ngày nghỉ lễ dân thành phố tiết kiệm chi tiêu, nói không với "du lịch". Đó là điều hiếm thấy của kinh tế Việt Nam những năm gần đây.


Từ hàng chục năm nay mới có tình trạng thu nội địa của ngân sách nhà nước giảm so với cùng kỳ năm trước - Ảnh: Reuters.

Lạm phát giảm mạnh, biểu hiện cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm mạnh hơn rất nhiều và còn giảm dần đều theo thời gian và có thể về đến “đáy” CPI tính theo năm có thể sẽ rơi vào tháng 7 hoặc tháng 8 khi chẳng ai còn tiền để chi tiêu và sản xuất kinh doanh nữa? mọi vấn đề gọi là "chi tiêu" cả cho tiêu dùng và cho sản xuất kinh doanh đều giảm ? Như vậy là "thành công" hay thất bại của chính sách kiềm chế lạm phát bấy lâu nay? có thể nói chính sách thắt chặt tín dụng và kìm chế lạm phát vưa qua là gây tác dụng "kép" và hiện tại nền kinh tế đang suy giảm mạnh theo quy luật tự nhiên đó là sản xuất đình đốn - tiêu dùng giảm mạnh ... doanh nghiệp đóng cửa ... thất nghiệp tăng ... và người tiêu dùng biết "tiết kiệm" vì túi rỗng ?

Vấn đề đặt ra là nguyên nhân giảm lạm phát hoàn toàn không như mong đợi mà vấn đề nhìn thấy là lạm phát có thể trở lại bất cứ lúc nào vì các nguyên nhân gây lạm phát hiện còn nguy cơ cao vào cuối năm nay, đầu năm sau do còn có những yếu tố gây áp lực của mục tiêu tăng trưởng.

Nói đến cán cân thanh toán sau 4 tháng tổng kết nhìn thấy có cải thiện như  cán cân thương mại (nhập siêu giảm cả về kim ngạch tuyệt đối (0,2 tỷ USD so với 4,83 tỷ USD), cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (1,2% so với 17,7%). xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Như vậy không có nghĩa là kinh tế hàng hóa trong nước phát triển mà vấn đề khả năng sử dụng nguyện vật liệu nhập cho sản xuất giảm - vì sản xuất đình trệ , còn hàng nhập khẩu cho tiêu dùng thì không bán được "ế" do không "còn nhu cầu" đê sài hàng ngoại nữa vì .... túi của người tiêu dùng đang bị "thủng" hoặc "rỗng " chứ không phải là giảm nhập siêu theo mong đợi.

Về cán cân vãng lai thặng dư gần 2 tỷ USD, cán cân vốn và tài chính thặng dư, nên cán cân thanh toán tổng thể thặng dư 2 tỷ USD Đặc biệt là dự trữ ngoại tệ tăng, trong khi tỷ giá ổn định (năm 2009, 2010 giá USD tăng khoảng 10%, năm 2011 chỉ tăng 2,24%, 4 tháng 2012 giảm 1,04% làm cho khả năng cả năm chỉ tăng 2-3% theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước).Vì sao đó là do nhập siêu giảm như phân tích ở trên, Người tiêu dùng và doanh nghiệp đều "hạn chế "chi tiêu ngoại tệ .... dự ngoại tệ và dự trữ tăng, Đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng tăng trưởng tín dụng qua 4 tháng đầu năm đều âm ...

Tăng trưởng sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp khó khăn và không nói quá còn gọi là "đình đốn"vì

Khó khăn vẫn tiếp tục diễn ra cả đầu vào và đầu ra do việc tiếp cận vốn vẫn khó khăn, một phần do lãi suất của các ngân hàng thương mại dù đã giảm xuống nhưng vẫn còn rất cao, một phần do chưa đáp ứng được các điều kiện vay vốn của các doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng quý 1 mang dấu âm tới gần 2% là một biểu hiện của suy giảm đáng lo ngại.

Một đặc trưng hiếm thấy từ trước tới nay " một chuyên gia kinh tế " Bộ tài chính phát biểu đó là người dân, doanh nghiệp dường như họ đang thờ ơ với việc tăng giá  của các mặt hàng chủ chốt "xăng, điện " không như trước có tình trạng “lên giá theo giá điện, xăng” trước đây mà có tình trạng mới  “giá theo chỉ số CPI” Tức là nếu cứ tăng thì ta ngừng sản xuất kinh doanh? còn người tiêu dùng thì bớt mua đi một chút vì chẳng còn tiền ? Hiện tượng này xuất hiện khi nền kinh tế đi lên hay xuống ? ai cũng biết chẳng cần phân tích nữa ?

Còn đầu ra hàng hóa tiêu thụ rất khó khăn, tăng trưởng rất thấp, tồn kho tiếp tục tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đều thấp kể cả các mặt hàng trọng yếu như xăng,điện lượng tiêu thụ giảm nhiều ... vì sản xuất "đình đốn" và sức mua tiêu dùng thấp.

Như vậy suy giảm tăng trưởng đã được thể hiện qua con số tăng dần theo cấp số nhân các doanh nghiệp ngừng sản xuất, làm thủ tục phá sản, ngừng nộp thuế...; và như vậy  thu ngân sách nhà nước giảm dần đều theo thời gian. Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế  là vấn đề "cảnh báo" từ những nguyên nhân bất ổn của nền kinh tế không được giải quyết  và có hệ lụy.. Vì trái quy luật hoặc là đối lập mục tiêu và điều kiện thực tế.

- Thứ nhất sự bất cập giữa khả năng thực hiện để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm theo nghị quyết của Quốc hội đề ra là rất khó; vì thực tế bấy lâu nay nền kinh tế có tăng trưởng nhưng là" ảo"cụ thể ở các lĩnh vực đầu tư phát triển đê tăng trưởng thì vốn cho đầu tư ấy là đi vay " hay gọi là tăng trưởng là tăng nợ " còn thực chất của vấn đề tăng trưởng của một  nền kinh tế phải là  xã hội phát triển, sự phồn vinh và hưng thịnh của quốc gia phải là sức mạnh chủ động, năng lực cụ thể của nền kinh tế, nội lực và sự phát triển của các tpkt từ  khâu sản xuất, sản phẩm, dịch vụ và tiêu dùng tăng ...

- Thứ hai một sự mâu thuẫn là nếu cứ phấn đấu để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, thì lạm phát sẽ quay lại vào cuối năm nay và đầu năm sau, sẽ gặp lại vòng luẩn quẩn như đã từng xảy ra.Vì nội lực thực sự của nền kinh tế đang suy giảm rất sâu " sức khỏe " của tất cả các TPKT hiện nay đang có vấn đề do vậy cần khám định kỳ và có chính sách chăm sóc phù hợp để ổn định sức khỏe rồi mới phát triển và tăng trưởng được.

- Thứ ba vấn đề lạm phát hiện nay suy giảm là do tăng trưởng (đình trệ) hay nói cách khác là do sản xuất đình đốn và chỉ số tiêu dùng giảm sâu ...thu ngân sách Nhà nước giảm  như vậy mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội  là khó thực hiện; Nhưng nếu ta không có phương án tháo gỡ để vừa đình trệ tăng trưởng, đình đốn sản xuất lại vừa lạm phát cao vì nguy cơ gây lạm phát đang còn nguyên giá trị tiềm ẩn chứ không nói là tăng . Như vậy nền kinh tế sẽ gặp phải giai đoạn khó khăn kép.

Trước những đặc trưng "hiếm thấy" của nền kinh tế sau 4 tháng đầu năm 2012 các chuyên gia kinh tế đang rất "buồn, phiền" và tìm ra những giải pháp tháo gỡ nhưng giải pháp nào đưa ra cũng còn gặp trở ngại đó là vấn đề mâu thuẫn ngay giữa mục tiêu và thực tế của chính sách ? Vì vậy quan điểm cần thiết nhất hiện nay là phải nhìn lại tổng thể nền kinh tế. Đánh giá cụ thể chính xác và thực tế của từng TPKT, từ đó xây dựng và thực hiện các chính sách điều chỉnh phù hợp ? Đặc biệt là cần phải tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong tất cả các ngành và các lĩnh vực ở mọi TPKT, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, phục hồi & phát triển sản xuất  thì mới có điều kiện thực hiện tăng trưởng.

MAI HUY (KINH TẾ - DOANH NHÂN THỜI ĐẠI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét