Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Thái Lan, Trung Quốc và Biển Đông

Theo tờ "The Nation" của Thái Lan, khi nước này đóng vai trò như một quốc gia điều phối mới cho quan hệ ASEAN-Trung Quốc bắt đầu từ tháng Bảy tới, người ta rất hy vọng rằng nước này, với mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc, có thể duy trì hòa bình và ổn định thông qua việc xử lý các tuyên bố gây tranh cãi trên Biển Đông đầy rắc rối.


Trong ba năm qua (2009-2012), dưới vai trò điều phối của Philíppin, căng thẳng trong vùng biển giàu khoáng sản này đã làm gia tăng các mối lo ngại thật sự với ASEAN và cộng đồng quốc tế về khả năng xung đột vũ trang. Để chuẩn bị cho sự tham gia trong tương lai của mình trong cả bối cảnh song phương và ASEAN, Thái Lan và Trung Quốc đã nhanh chóng phối hợp và tích cực đáp lại các mục tiêu an ninh của từng bên như thể họ đã làm đồng minh của nhau từ lâu nay.

Chuyến thăm cấp cao của tất cả các quan chức quân sự chóp bu Thái Lan tới Trung Quốc gần đây thể hiện một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Mỹ và khu vực, đặc biệt là Campuchia, rằng quan hệ an ninh và quốc phòng Thái Lan-Trung Quốc là cực kỳ chắc chắn, không phải bàn cãi. Trong những tuần và những tháng tới đây, hai nước sẽ phải thể hiện một cách rõ ràng trong việc đưa ra các cam kết của họ và mở rộng hợp tác để duy trì đối tác chiến lược đặc biệt của họ, nếu không nó sẽ chỉ là một cuộc "hôn nhân" vụ lợi. Các chính sách và hành động - trong suy nghĩ hay trên thực tế - từ nay đều có thể ảnh hưởng rộng rãi tới các quan hệ ASEAN-Trung Quốc và trong nội bộ ASEAN.

Trong cuộc gặp trực tiếp tại Bắc Kinh giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với người đồng cấp Thái Lan Sukhupol Suwannathat, Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha cũng tham gia cùng. Chủ đề họ thảo luận là hai vấn đề nhạy cảm tập trung vào Biển Đông và cuộc tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia xung quanh ngôi đền Hindu từ thế kỷ 12, được biết với cái tên Khao Praviharn trong tiếng Thái và Preah Vihear trong tiếng Khơme. Cả hai nước đều khẳng định sẽ ủng hộ nhau trong các vấn đề riêng của mình.

Liên quan tới căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt là sự bế tắc kéo dài ba tuần nay giữa Trung Quốc và Philíppin xung quanh bãi đá ngầm Scarborough hay còn gọi là Hoàng Nham trong tiếng Trung, Bắc Kinh đã cố gắng tách các thành viên ASEAN không có tuyên bố chủ quyền ra khỏi lập trường quyết đoán của Philíppin. Manila đã rất thất vọng vì thiếu sự ủng hộ của ASEAN. Với vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Thái Lan bỗng nhiên trở thành trọng tâm chính trong sự tấn công ngoại giao của Trung Quốc.

Trong khi các nhà lãnh đạo quân đội Thái Lan mạnh mẽ ủng hộ Trung Quốc về một loạt vấn đề song phương và khu vực, Bộ Ngoại giao Thái Lan lại không nhìn nhận sự ủng hộ này như là chính sách đối ngoại của đất nước để có thể xem xét một cách toàn diện hay từng trường hợp trước khi quyết định thực hiện. Với Trung Quốc và Biển Đông, vấn đề rất phức tạp và nhiều chiều. Rõ ràng Thái Lan đang trong tình thế khó xử đối với vấn đề tranh chấp bãi đá ngầm giữa Trung Quốc và Philíppin kể cả sau khi đã nghe lời giới thiệu tại Băngcốc của các nhà ngoại giao Trung Quốc vào cuối tháng Tư vừa qua. Trung Quốc đã khẳng định lại chủ quyền của họ đối với khu vực tranh chấp này khi nói họ có cơ sở lịch sử và pháp lý và phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong thời gian qua, lập trường của Thái Lan đơn giản hơn: các bên liên quan tới tranh chấp nên giải quyết vấn đề của mình một cách hòa bình, thực hiện theo Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và ASEAN có thể tạo điều kiện đối thoại để đi tới các giải pháp cuối cùng.

Trung Quốc rất muốn sớm đưa Thái Lan về cùng một phe vì hai lý do. Đầu tiên là để khẳng định rằng Trung Quốc vẫn tham gia việc soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) với ASEAN. Các quan chức cấp cao ASEAN sẽ lại gặp gỡ trong lần thứ 5 tại Bangdung, Inđônêxia nhằm thảo luận đề xuất của Philíppin thiết lập một khu vực hợp tác chung và các nguyên tắc về cơ chế giải quyết tranh chấp trước khi các Bộ trưởng ASEAN thông qua vào tháng Bảy. Tại cuộc gặp gần đây nhất ở Phnôm Pênh, ASEAN chưa nhất trí về những yếu tố then chốt của COC. Thực ra, một số thành viên ASEAN muốn đưa Trung Quốc, nước mong muốn tham dự từ tháng 11 năm ngoái, vào tham gia để cả ASEAN và Trung Quốc có thể nhất trí và thông qua COC. Cả hai bên đã lãng phí 10 năm trước khi nhất trí về các đường hướng vào năm ngoái để đi tới giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, Philíppin và Việt Nam, hai nước có tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ, lại muốn ASEAN giải quyết tất cả "các vấn đề như mong muốn" trước bất kỳ một cuộc gặp nào với các đối tác Trung Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc cũng hiểu rõ rằng quân đội Thái Lan ít bị ảnh hưởng trong chỉ đạo đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh ASEAN, ngoại trừ trường hợp họ đang đối mặt với các vấn đề an ninh quốc gia. Ví dụ trong vấn đề Thái Lan-Campuchia hiện nay, các nhà lãnh đạo quân đội không hoàn toàn tuân thủ các quyết định do Bộ Ngoại giao đề xuất. Việc không thể triển khai được Nhóm quan sát viên Inđônêxia dọc biên giới tranh chấp là một ví dụ minh họa điển hình. Một điều biết trước là theo trình tự, mối quan hệ an ninh mạnh mẽ Trung Quốc-Thái Lan có thể gặp khó khăn khi nó được đặt trong bối cảnh cuộc xung đột song phương với Campuchia cùng với vai trò chồng lấn của ASEAN đối với các bên xung đột.

Thái Lan có thể đã quên các quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa Trung Quốc và Campuchia sau chính sách lập lại quan hệ hữu nghị của Thủ tướng Hun Sen vào cuối năm 1999. Ông Hun Sen đã một tay tạo dựng mối quan hệ Campuchia-Trung Quốc và đưa Trung Quốc trở thành người bạn số 1 của Campuchia. Điều đầu tiên có thể nhận thấy là sự hỗ trợ to lớn và dài hạn của Trung Quốc, gồm cả dòng đầu tư mới. Từ năm 1994-2011, Trung Quốc đã đầu tư 8,8 tỷ USD vào Campuchia, trở thành nhà đầu tư lớn nhất cũng như là nhà tài trợ lớn nhất với 2,1 tỷ USD kể từ năm 1992. Hiện nay, tại Campuchia cũng đã có sự hiện diện đông đảo của cộng đồng người Trung Quốc nhập cư, chủ yếu là những doanh nhân, gần 1 triệu trong dân số 14 triệu của đất nước này. Hun Sen đã để lại một ấn tượng cá nhân mạnh mẽ trong chương trình nghị sự ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh tháng Tư vừa qua. Khi các nhà lãnh đạo của thế giới, trong đó có lãnh đạo của Mỹ, Trung Quốc, Nga tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 tại Phnôm Pênh vào tháng 11 tới, nhà lãnh đạo lâu năm nhất của khu vực này sẽ thể hiện sự khéo léo ngoại giao trong việc củng cố hình ảnh của ASEAN.

Nhưng sự thẳng thắn của ông Hun Sen và cuộc xung đột Thái Lan-Campuchia có thể đi sang một hướng, đặc biệt là sau khi Tòa án Quốc tế tại La Hay sẽ có phán quyết vào cuối năm nay và nó có thể ảnh hưởng tới tình hình hiện nay tại biên giới tranh chấp. Phán quyết của tòa án có thể là phép thử cho các quan hệ tay ba Trung Quốc-Thái Lan-Campuchia. Khi hai người bạn ASEAN tốt nhất của Trung Quốc giao chiến và sử dụng vũ khí của Trung Quốc, nó có thể trở thành thảm họa. Tại cuộc gặp gỡ trực tiếp với các lãnh đạo Trung Quốc, Thái Lan đã rất quan tâm tìm hiểu chi tiết về hệ thống bệ phóng tên lửa phức hợp BM-21 do Trung Quốc sản xuất. Thái Lan vẫn dựa vào hệ thống vũ khí hiệu quả do Mỹ sản xuất. Không giống như quan hệ an ninh Thái Lan-Trung Quốc, liên minh Thái Lan-Mỹ không có những lợi ích đồng thời vào một thời điểm kể cả khi gần đây Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm sang châu Á.

Vấn đề được đặt ra hiện nay: Liệu Campuchia với tư cách chủ nhà ASEAN và Thái Lan với tư cách nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc có thể cùng nhau ngăn cản được sự thất bại trong vấn đề Biển Đông? Dường như câu trả lời sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng thuyết phục hai người bạn ASEAN không có tuyên bố chủ quyền Biển Đông giải quyết xung đột và cải thiện mối quan hệ nhằm ngăn chặn bất cứ sự ảnh hưởng nào đối với quyền lợi ngày càng lớn của Trung Quốc./.

Theo The Nation

Trần Quang (gt)

Sức mạnh Hải quân Asean đối trọng với Trung Quốc như thế nào ?

Biển Đông được các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Xét tương quan lực lượng thì Trung Quốc giữ vị trí độc tôn tại vùng lãnh hải này, nhưng không đồng nghĩa với việc Trung Quốc muốn làm gì cũng được...


Với đặc điểm nhiều đảo và sở hữu vùng biển rộng lớn. Indonesia đã xây dựng một lực lượng hải quân đông đảo, trang bị hiện đại. Quân số thường trực của Hải quân Indonesia khoảng 74.000 người với biên chế 136 tàu các loại.


Trong số chiến hạm của Indonesia hiện có thì chiến hạm lớp Sigma được đánh giá cao nhờ tính năng cơ động cùng hỏa lực rất mạnh

Hình ảnh thiết kế 3D chiến hạm Sigma của Indonesia


Hải quân Hoàng gia Malaysia được đánh giá là một trong những lực lượng sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có 14.000 người.


Con át chủ bài trong lực lượng Hải quân Malaysia chính là tầu ngầm Scorpene


Hình vẽ chi tiết thiết kế bên trong của tầu ngầm Scorpene


Năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.


Mặc dù có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, nhưng trong khu vực Hải quân Philippines sở hữu đội tàu chiến mỏng và ít hiện đại nhất


Tuy nhiên, với sự giúp đỡ không biết mệt mỏi của Mỹ Hải quân Philippines đang từng bước được hiện đại hóa, và tầu tuần duyên lớp Hamilton chính là minh chứng cho điều này


Có Hamilton, Hải quân Philippines sẽ "tự tin" hơn trước Hải quân Trung Quốc


Với nền kinh tế mạnh, Hải quân Singapore đã được chính phủ đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc mua sắm các thế hệ tàu mới, hiện đại nhằm bảo vệ vùng biển nước này cũng như đối phó với các mối nguy hiểm xâm phạm.


Đơn vị tàu chiến chủ lực của Singapore gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp.

Chi tiết thiết kế của khinh hạm lớp Formidable


Khinh hạm lớp Formidable được đánh giá là một trong những loại tầu chiến hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á


Dù không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông, nhưng Singapore luôn tỏ sự ủng hộ Mỹ và Philippines trong việc giải quyết tranh chấp trên vùng biển này


Hải quân Hoàng gia Brunei tổ chức nhỏ nhưng trang bị khá tốt.


Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.


Tầu hộ vệ mang tên lửa lớp Darussalam được xem là chủ lực trong lực lượng Hải quân Brunei


Đây là loại tầu cơ động hỏa lực mạnh có bãi đáp cho hầu hết các loại trực thăng hiện đại


So với các quốc gia trong khu vực Hải quân Việt Nam cũng đang dần được hiện đại hóa, khinh hạm lớp Gepard chính là loại tầu chiến hiện đại mới được bổ sung cho Hải quân Nhân dân Việt Nam


Với loại khinh hạm hiện đại này, khả năng phòng vệ trên biển của Hải quân Việt Nam đã được hiện đại thêm một bước


Trong thời gian tới Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục được hiện đại hóa để nâng cao năng lực chiến đấu, chủ động bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

Hoạt động, điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi bật trong tuần 2/5/2012

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc, ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng; Tổng biên chế công chức năm 2012 hơn 281.000 biên chế... là những thông tin hoạt động, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần từ 5 - 12/5/2012.

Ủng hộ hợp tác môi trường Việt - Hàn ngày càng sâu rộng, hiệu quả

Tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Yoo Young Sook, ngày 7/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt nam luôn ủng hộ, đảm bảo các hoạt động hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ Môi trường Hàn Quốc phát triển ngày càng sâu rộng, hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng bộ môi trường Hàn Quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng bộ môi trường Hàn Quốc
Đồng thời, Việt Nam luôn chú trọng đến hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Và mong muốn Hàn Quốc tăng cường hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như hỗ trợ nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…
***
Chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ

Ban hành nghị quyết “giải cứu” doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường: gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với một số doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối...

- Gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước (không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn theo Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg  ngày 19/1/2012 về việc gia hạn nộp thuế thêm 3 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động) của doanh nghiệp quy định tại nhóm 1 và nhóm 2 nêu trên và của doanh nghiệp sản xuất sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng.

- Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 theo quy định tại Quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang được Nhà nước cho thuê đất mà năm 2012 phải xác định đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị quyết giải cứu doanh nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị quyết giải cứu doanh nghiệp
Bên cạnh đó, gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính. UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định thời gian gia hạn cụ thể cho từng dự án, nhóm dự án sau khi báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp.

Đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng

Tại Nghị quyết 12/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả; chỉ đạo quyết liệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng; ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động; khẩn trương có biện pháp phân loại và cơ cấu lại nợ gắn với việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có thế mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng cường xúc tiến thương mại, tranh thủ sự phục hồi từng bước của các thị trường quốc tế để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho thông qua các chương trình khuyến khích tiêu dùng, đưa hàng về nông thôn; phối hợp với Bộ Ngoại giao đẩy nhanh việc ký kết Thỏa thuận hợp tác đối tác (PCA) với EU.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tốt các biện pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đặc biệt chú ý hỗ trợ lao động mất việc làm từ các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, bảo đảm đúng chính sách, đúng đối tượng.
Đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng
Đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng
Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai, khiếu kiện đông người kéo dài; tăng cường đối thoại tại chỗ, giải quyết dứt điểm các vụ việc tại địa phương; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; khẩn trương triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, hàng năm, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất
Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất
Ngoài được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Xác định và quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

Vị trí việc làm được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý tương ứng.

Đây là nguyên tắc xác định và quản lý vị trí việc làm được nêu trong Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập đã được Chính phủ ban hành.

Theo đó, vị trí việc làm được xác định dựa trên 5 căn cứ sau: 1- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập; 2- Tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của đơn vị sự nghiệp công lập; 3- Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành; 4- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; 5- Thực trạng bố trí, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổng biên chế công chức năm 2012 hơn 281.000 biên chế

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 542/QĐ-TTg về việc phê duyệt biên chế công chức của các cơ quan hành chính nhà nước năm 2012.

Theo đó, tổng biên chế công chức năm 2012 của các cơ quan, tổ chức hành chính và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài - không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và công chức cấp xã- là 281.692.

Cụ thể, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là 111.894 biên chế.

Cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là 161.723 biên chế.

Các cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài là 1.075 biên chế và biên chế công chức dự phòng là 7.000

13 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) đối với 13 di tích gồm: 3 di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật là Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) và Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương).

Các di tích khác cũng được xếp hạng đặc biệt là: Di tích lịch sử (DTLS), kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa); DTLS Những điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang); DTLS Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);
Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ
DTLS Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (Nghệ An); DTLS Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (An Giang); DTLS Pác Bó (Cao Bằng); DTLS Tân Trào (Tuyên Quang); DTLS An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên); DTLS Căn cứ T.Ư Cục miền Nam (Tây Ninh) và Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình).

Rà soát tất cả các khu vực bãi thải khai thác than

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp khai thác than rà soát lại tất cả các khu vực bãi thải từ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, quy trình thực hiện đổ thải nhằm tránh trượt lở bãi thải tương tự như vụ việc đã xảy ra tại mỏ than Phấn Mễ Thái Nguyên. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác than thực hiện nghiêm các quy định về an toàn khai thác mỏ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thiết kế khai thác mỏ, công tác bảo đảm an toàn lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định.
Sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ
Sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ
Bách Thảo

Từ chuyện nhà báo bị đánh đến các mưu đồ bưng bít thông tin

Người ta bảo ánh nắng làm chết vi trùng. Bưng bít thông tin chỉ làm cho sự gian trá lên ngôi. Ngày nay với chiếc điện thoại di động bé xíu, một người nông dân vốn quen cày cuốc bỗng chốc có thể trở thành nhà báo công dân.


Khi không thể chối cãi mãi được nữa, chính quyền tỉnh Hưng Yên bắt đầu lấy làm tiếc về việc lực lượng cưỡng chế ở Văn Giang đánh người.

Thật trớ trêu, người bị đánh đòn đau lại là hai nhà báo từ trung ương. Mặt mày sưng húp rồi cũng sẽ lành, song nỗi đau tinh thần sẽ mãi ê ẩm với cảnh đánh đập hung tợn này.

Các cơ quan báo chí nước ta rất dè dặt, chưa dám phanh phui những nhức nhối ẩn sau vụ thu hồi đất mang tính kinh điển này.

Một ống kính bí hiểm đã chộp lấy cảnh hành hung, sau khi được tung lên mạng, đoạn video clip lan truyền nhanh chóng, dần dần lộ ra danh tính của các nạn nhân. Không có đoạn video clip đó, không có sự phản ứng của công chúng, nếu người bị hại cũng cam nín lặng, ai dám tin rằng ở đất nước chúng ta hàng chục dân phòng và cảnh sát lại xúm vào đánh hội đồng một người không có khả năng kháng cự giữa thanh thiên bạch nhật.

Người ta bảo ánh nắng làm chết vi trùng. Bưng bít thông tin chỉ làm cho sự gian trá lên ngôi. Ngày nay với chiếc điện thoại di động bé xíu, một người nông dân vốn quen cày cuốc bỗng chốc có thể trở thành nhà báo công dân. Mẩu video clip trở thành chứng cứ buộc chính quyền tỉnh Hưng Yên phải đối mặt với sự thật, đối mặt với trách nhiệm giải trình.

Chính phủ đã nhiều lần tuyên bố xây dựng một chính quyền minh bạch. Báo chí là một trụ cột góp phần tạo nên sự minh bạch ấy. Muốn làm được điều đó, nhà báo phải có quyền được an toàn, được tự do hành nghề. Luật pháp Việt Nam không hề thiếu những cam kết đó.

Đối mặt với những thế lực không ưa sự minh bạch, nguy cơ nhà báo bị cản trở tác nghiệp tự do, bị mua chuộc, bị đe dọa hoặc thậm chí bị đánh là những rủi ro nghề nghiệp thường thấy. Theo một nghiên cứu của Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam công bố tháng 10-2011, có tới 12 loại hành vi cản trở báo chí tác nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam. Trong số các hành vi cản trở đó, đe dọa, giữ người, khủng bố tinh thần nhằm vào cá nhân và người thân trong gia đình nhà báo, trả thù phóng viên do viết bài phanh phui tiêu cực là các hành vi thường xảy ra. Vì lẽ ấy, dấn thân cho một nền báo chí trung thực và có trách nhiệm trước công chúng quả thật là một cam kết không kém phần nguy hiểm.

Hành vi hành hung nhà báo không chỉ làm tổn thương sức khỏe, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của cá nhân người bị hại. Đằng sau báo chí là hàng triệu người dân với quyền được biết về những gì đang xảy ra trên đất nước này. Mỗi nhà báo bị đánh là ẩn chứa một mưu đồ bưng bít thông tin. Không được biết, không được bàn thì khó giám sát, quyền lực thật sự của nhân dân sẽ bị cản trở ngay từ quyền được tiếp cận thông tin. Vì lẽ ấy, những hành vi hành hung nhà báo cần bị nghiêm trị bởi pháp luật và lên án bởi toàn xã hội.

Hai nhà báo bị đánh ở Văn Giang, thêm một lời cảnh báo để xây dựng một chính quyền mạnh. Chúng ta cần chung tay xây dựng một xã hội có năng lực phản kháng chống lại những điều ác, bất công vẫn còn nhởn nhơ tồn tại.

PHẠM DUY NGHĨA (TUỔI TRẺ ONLINE)

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Philippines "làm càn" Trung Quốc sẽ sợ ?

Trong những nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc thì có thể nói Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất. Thế nhưng Philippines là nước có lực lượng Hải quân yếu kém nhất.

Trung Quốc đã có chiến lược mới rất linh hoạt


Có lẽ quá ỉ lại liên minh quân sự với Mỹ, hơn nữa, từ đầu năm 2010 trở lại đây sự chuẩn bị của Philippines thiếu bài bản, không phục vụ cho lối đánh của các nước nhỏ ven biển, chưa tìm kiếm cho mình những loại vũ khí trang bị để chiếm ưu thế trên “sân nhà”.

Hai chiếc tàu chiến lớn nhất của Mỹ viện trợ không làm Trung Quốc quan tâm một chút nào vì nó chẳng tỏ ra nguy hiểm.
Lính thủy đánh bộ Mỹ- Philippines diễn tập tấn công đổ bộ.

Philippines ở một khoảng cách gần khu vực tranh chấp hơn Trung Quốc đến 5 lần nhưng Philippines không tập trung được lực lượng áp đảo để trấn áp nhanh, gọn.

Thiếu chú trọng và thiếu lực lượng “phi hải quân” thực thi chủ quyền trên biển nên không triển khai được thế trận đối phó mang tính dân sự. Hoảng hốt và hoảng sợ trước chiến thuật “lấy thịt đè người” nên không còn làm chủ được khu vực tranh chấp.

Sự tính toán của Trung Quốc rất là khôn ngoan nên họ hành động quyết liệt, dứt khoát. Họ hiểu quá rõ sức mạnh tinh thần, vật chất của Philippines nên sẵn sàng trấn áp. Philippines không có gan, không có “trái tim nóng” để tạo ra những “đâm va hàng hải” nên mấy tàu Hải giám to lớn của Trung Quốc tha hồ tạo nên sóng lớn khiến tàu nhỏ Philippines hoảng sợ. Trung Quốc đã “ghi bàn trên sân nhà” Philippines.

Tình hình diễn biến những ngày vừa qua trong cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc đã cho thấy:

Trung Quốc đã có chiến lược mới rất linh hoạt. Đó là dùng lực lượng Hải quân để răn đe, lực lượng nòng cốt chủ yếu giải quyết tranh chấp chính là lực lượng phi Hải quân, hải quân giả dạng, dân sự có vũ trang, với số lượng đông với chiến thuật “lấy thịt đè người”.

Chiến lược này đã tỏ ra hiệu quả tại Scarborough. Hiện nay đã có 34 chiếc đang quây chặn, tàu Philippines chỉ nhìn vào mà không biết làm gì, trong khi ngư dân Trung Quốc thì vô tư đánh bắt.

Các nước ASEAN phải làm gì để đối phó?


Để đối phó với chiến thuật mới này, mỗi nước có mỗi cách.

Chẳng hạn như Việt Nam đã không ngừng tăng cường sức mạnh cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển như lực lượng Cảnh sát biển.

Hỗ trợ, trang bị cho ngư dân khi cần thiết và điều đặc biệt quan trọng nhất, quyết định thành bại là trang bị cho quân, dân tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời”, kiên quyết bảo vệ đến cùng vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh luôn là thư vũ khí đáng sợ nhất cho những kẻ chuyên làm những việc phi nghĩa.
Philippines đã cử tầu tuần tra ven biển lớp Cyclone tới gần bãi đá ngầm Scarborough

Cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough cho đến thời điểm này Trung Quốc hoàn toàn làm chủ. Cả nước Philippines như sôi lên sùng sục.

Tuy nhiên trong tương lai gần, chắc chắn xung đột quân sự sẽ chưa xảy ra (mà nếu có xảy ra thì cũng bắt đầu bởi Philippines) vì Trung Quốc tìm mọi cách để không xảy ra vì Trung Quốc không bao giờ muốn Mỹ có cơ hội nhảy vào can thiệp.

Nhưng tại sao những ngày gần đây Trung Quốc liên tục đòi “tung 2 nắm đấm”, “Hải quân Trung Quốc sẽ sẵn sàng ra tay vào cuộc…” trong khi chỉ bằng lực lượng dân sự họ đã đẩy bay Philippines ra khỏi khu vực tranh chấp và hoàn toàn làm chủ khu vực này rồi cơ mà?

Và đây là câu trả lời: Trung Quốc răn đe, dọa dẫm Philippines ghê rợn như vậy vì sợ Philippines “làm càn” sử dụng biện pháp quân sự trước.

Một ngư trường truyền thống nhiều hải sản, gần như trước cửa nhà, bổng dưng bị người khác chặn lại, cấm đánh bắt như vậy Philippines không phản ứng dữ dội mới là ngạc nhiên.

Trong tình thế thực lực yếu kém so với Trung Quốc, Philippines chỉ còn giải pháp duy nhất là sử dụng Hiệp ước với Mỹ đã kí năm 1951. Muốn vậy phải dùng biện pháp quân sự để đòi lại bãi cạn Scarborough. Chỉ có như vậy Mỹ mới vào cuộc để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước.

Nếu Philippines dùng Hải quân trấn áp, đuổi hết các tàu của Trung Quốc ra khỏi bãi cạn Scarborough thì Trung Quốc sẽ vô cùng nan giải khi xử lý. Hoặc sẽ bị mất mặt, máu dân tộc của một bộ phận dân chúng không nhỏ sẽ khiến Trung Quốc thành loạn. Hoặc là phải đối đầu với Mỹ trong khi chưa đủ mạnh, chưa đủ bản lĩnh và đặc biệt là biết trước chắc chắn không thể thắng.

Một sự lựa chọn sẽ vô cùng khó khăn, cho nên, Philippines “làm càn” là điều  mà Trung Quốc không hề muốn. Trung quốc sẽ làm mọi cách bao gồm đe dọa tấn công bằng quân sự với những lời lẽ hết sức hùng hồn mà thực chất là để che đậy sự lo lắng, sợ hãi, hòng làm cho Philippines nhụt chí, ngăn chặn từ xa…mà không dám đụng đến Trung Quốc.

Vấn đề quyết định là, liệu Philippines có đủ bản lĩnh để đòi lại những gì đã mất oan ức bằng cách này hay không? Philippines bị Trung Quốc thông qua giới truyền thông đe điều này, dọa điều kia liệu có đủ gan hành động để kéo Mỹ vào cuộc hay không?

Nếu như Philippines tỏ ra an phận, chấp nhận sự đã rồi thì rốt cuộc, cuộc tranh chấp này Trung Quốc chỉ “nhòm” vào Mỹ để xử lý chứ không phải Philippines. Và, chủ quyền của Philippines chẳng phải là phụ thuộc vào sự “mặc cả” Mỹ -Trung Quốc?

Lúc đó Philippines không còn gì mà đàm phán hoặc phải đàm phán với Trung Quốc trong thế yếu. Yếu đến đâu thì còn phụ thuộc vào sự can thiệp của Mỹ.

Rõ ràng, việc chiếm bãi cạn Scarborough trong tình thế hiện nay là điều hết sức dại dột của Trung Quốc. Hành động này có lẽ chỉ phục vụ trước mắt cho Cục đánh bắt cá Trung Quốc mà thôi. Về chiến lược, đây là một sai lầm tai hại

Chiến thuật “lấy thịt đè người” với răn đe bằng Hải quân tỏ ra rất nguy hiểm với các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc (trừ Philippines).

Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, Hải quân của họ, ỉ vào sức mạnh vượt trội, sẵn sàng để can thiệp. Nhưng nếu như sự răn đe của Hải quân Trung Quốc không có hiệu lực thì chiến thuật đó sớm hay muộn cũng thất bại.

Philippines, mặc dù biết Hải quân của mình chưa là gì so với Trung Quốc, nhưng họ biết tỏng tong Hải quân Trung Quốc không dám làm gì họ. Tranh chấp Scarborough, Trung Quốc đã tự đưa mình vào rắc rối không đáng có khi đã dồn đối thủ vào chân tường, không còn gì để mất. Hậu quả thật khôn lường.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Kế hoạch Nhật Bản đánh Trung Quốc từ Senkaku

Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku đã đưa ra tình huống giả định cùng với phương án tác chiến cụ thể cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Liên đội WaiR của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã xây dựng một “Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư)”, nội dung đã bị lộ.

Mạng Tin tức Nhật Bản dẫn bài viết từ tờ “Sankei Shimbun” cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ giả thiết: Sau khi “dân quân trên biển” (giả dạng thành ngư dân) đổ bộ lên đảo Senkaku, Hải, Lục, Không quân Trung Quốc triển khai yểm hộ ở vùng biển quanh đảo.

Nếu xuất hiện tình huống này, Nhật Bản sẽ nhận định hành động đổ bộ lên đảo này là “hành vi quốc gia” và lập tức tiến hành “tác chiến đoạt đảo”.

Đối với “hành vi xâm lược” của Trung Quốc, nội dung “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đưa ra là:

Thứ nhất, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khẩn cấp tập trung và tiến hành triển khai cơ động. Thứ hai, tiến hành tác chiến phòng không.

Thứ ba, tiến hành tấn công đối với hạm đội của Trung Quốc. Thứ tư, tiến hành bảo vệ đối với các căn cứ, cơ sở của Lực lượng Phòng vệ và quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Thứ năm, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo.

Tàu hộ tống Asayuki của căn cứ Sasebo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Triển khai tác chiến cụ thể của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là, một khi xác định được Trung Quốc dùng vũ lực tấn công chiếm đảo Senkaku, liên đội trung đoàn WaiR (JGSDF Western Army Infantry Regiment) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (phụ trách phòng thủ quần đảo) sẽ lần lượt từ căn cứ Nagasaki và căn cứ Sasebo đáp tàu vận tải của Lực lượng Phòng vệ Biển chạy đến đảo Senkaku, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo, xua đuổi lực lượng thủy bộ (vừa ở cạn vừa ở nước) và lực lượng nhảy dù của Trung Quốc.

Còn Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ điều các tàu chiến như tàu hộ tống của căn cứ Sasebo tới vùng biển xung quanh đảo Senkaku, phát động phản kích đối với hạm đội của Trung Quốc.

Đồng thời, toàn bộ máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không ở 3 căn cứ gồm Tsuiki (Fukuoka), Nyutabaru (Miyagi), Naha (Okinawa) sẽ tham gia tấn công.

Để ngăn chặn các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu và tên lửa Trung Quốc đối với các căn cứ quân sự và các công trình khác của Nhật Bản, không chỉ sẽ điều lực lượng pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, mà còn sẽ điều lực lượng tên lửa đánh chặn đất đối không.

Tin cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này chỉ tính toán tác chiến riêng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, còn chưa tính đến trường hợp quân Mỹ đóng ở Nhật Bản tham chiến.

Mỹ-Nhật tập trận chung năm 2010.

Theo bài báo, tháng 11/2011, căn cứ vào “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (trên biển, trên bộ, trên không) đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở khu vực xung quanh Kyushu và Okinawa, lực lượng tham gia diễn tập lên tới 35.000 quân.

Kết quả diễn tập phát hiện có 2 vấn đề lớn: (1) Nếu như dân quân Trung Quốc đóng giả thành ngư dân chiếm giữ đảo Senkaku, căn cứ vào pháp luật hiện hành Nhật Bản, sớm nhất chỉ có thể do Cảnh sát biển Nhật Bản đứng ra xử lý, Lực lượng Phòng vệ tồn tại sơ hở về pháp lý và thời gian trong vấn đề phối hợp theo.

(2) Do đảo Senkaku cách xa lãnh thổ Nhật Bản, vì vậy làm thế nào để nhanh chóng điều Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tiến hành tác chiến nhiều đảo, tính cơ động và tính thần tốc còn phải được tiếp tục tăng cường.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập.

Đông Bình (Theo báo “Liên hợp Buổi sáng” Singapore)

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Vùng 1 Hải Quân sẳn sàng chiến đấu

Với vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo trong phạm vi được phân công, Vùng 1 Hải quân luôn chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tạo cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu.

Huấn luyện pháo thủ ở Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân. (nguồn: qdnd.vn)

Vùng 1 Hải quân, đứng chân và làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), chiến đấu và công tác trên vùng biển, đảo chiến lược trọng yếu của đất nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, những năm qua, Đảng ủy, chỉ huy Vùng đã có nhiều chủ trương, biện pháp tạo chuyển biến toàn diện trên các mặt công tác; trong đó, công tác huấn luyện, SSCĐ được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp và đạt được kết quả quan trọng. Nổi bật là, đã tập trung đổi mới mọi mặt công tác huấn luyện từ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, bảo đảm cơ sở vật chất đến nội dung, chương trình, phương pháp và tổ chức huấn luyện. Công tác huấn luyện quân sự được đổi mới theo hướng sát với đặc điểm, nhiệm vụ của mỗi đơn vị và từng loại đối tượng. Trong quá trình thực hiện, Vùng chỉ đạo bám sát phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng đồng bộ và chuyên sâu, bảo đảm huấn luyện toàn diện, đồng bộ giữa chỉ huy với cơ quan và đơn vị, giữa tàu với bờ và các trạm ra-đa; gắn huấn luyện với rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy, duy trì nghiêm các quy định, chế độ SSCĐ. Đặc biệt, Vùng coi trọng việc đổi mới công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện, gắn giáo dục chính trị với huấn luyện quân sự bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, phù hợp với hoạt động đặc thù của Bộ đội Hải quân; nhờ đó, đạt hiệu quả thiết thực. Liên tục trong nhiều năm gần đây, Vùng đều hoàn thành tốt nội dung, chương trình huấn luyện; trình độ tham mưu - tác chiến của đội ngũ cán bộ các cấp, chất lượng tổng hợp, khả năng cơ động của các đơn vị được nâng cao; hệ thống kế hoạch huấn luyện và phương án tác chiến thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, phê duyệt theo phân cấp và tổ chức luyện tập nghiêm túc, chặt chẽ. Riêng Lữ đoàn 170 và Trung đoàn 952 của Vùng, 5 năm liền (2006 - 2010) được Bộ Quốc phòng tặng Cờ “Đơn vị huấn luyện giỏi”, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Hiện nay và thời gian tới, tình hình Biển Đông cơ bản là ổn định; song, bên cạnh đó cũng có những diễn biến phức tạp mới. Đặc biệt, tình trạng xâm phạm chủ quyền, thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật của lực lượng tàu, thuyền nước ngoài có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ khó lường; tình hình buôn lậu, tội phạm trên biển vẫn thường xuyên xảy ra với nhiều vụ, việc nghiêm trọng… Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân nói chung, của Vùng nói riêng có sự phát triển; yêu cầu đặt ra đối với Vùng ngày càng cao. Vì vậy, cùng với việc xây dựng đơn vị vững mạnh theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, Vùng cần tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ bảo đảm đủ sức làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo được giao; trong đó, tập trung vào các nội dung cơ bản sau.

Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và người chỉ huy các cấp đối với công tác huấn luyện. Là đơn vị thuộc Quân chủng kỹ thuật chiến đấu, gồm nhiều lực lượng, hoạt động trong môi trường khắc nghiệt nên công tác huấn luyện của Vùng rất phức tạp, gồm nhiều nội dung với trình độ kỹ, chiến thuật và tính đồng bộ cao. Trong khi đó, phạm vi mà Vùng đảm nhiệm quản lý lại rộng, vị trí đóng quân của các đơn vị thuộc quyền phân tán, xa sự lãnh đạo, chỉ huy. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chỉ huy các cấp, nhất là cấp cơ sở đối với công tác huấn luyện là vấn đề rất quan trọng. Để thực hiện tốt điều đó, Đảng ủy, chỉ huy Vùng chỉ đạo các đơn vị tập trung quán triệt sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, của Quân chủng đã được thể hiện trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ XI; trên cơ sở đó, nắm vững nhiệm vụ được giao để xác định phương hướng, mục tiêu, yêu cầu huấn luyện cho phù hợp. Hằng năm, căn cứ vào chỉ lệnh huấn luyện của Tổng Tham mưu trưởng, mệnh lệnh huấn luyện của Tư lệnh Quân chủng, các cấp ủy ra nghị quyết chuyên đề về công tác huấn luyện; trong đó, xác định rõ các chủ trương, biện pháp lãnh đạo chủ yếu, các nội dung tập trung đột phá và những khâu yếu, mặt yếu cần khắc phục. Đồng thời, chú trọng chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tiến trình biểu huấn luyện sát với nhiệm vụ, phương án, chiến trường, đối tượng tác chiến và tổ chức biên chế của từng đơn vị, bảo đảm tính khả thi cao. Bên cạnh đó, thường xuyên chăm lo xây dựng cấp ủy các cấp trong sạch, vững mạnh; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với kiện toàn cơ quan quân huấn các cấp, bảo đảm đủ biên chế, có năng lực tổ chức thực hành huấn luyện; tham mưu, đề xuất những biện pháp thiết thực, nâng cao chất lượng huấn luyện của đơn vị. Mặt khác, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền làm cho mọi người nhận thức đầy đủ về công tác huấn luyện, coi huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm của đơn vị, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, do người chỉ huy trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả huấn luyện trước cấp ủy cấp mình và người chỉ huy cấp trên. Từ đó, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nêu cao quyết tâm, trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ huấn luyện cả ở cơ quan và đơn vị, cả ở đơn vị chiến đấu và các bộ phận phục vụ, bảo đảm.

Hai là, chú trọng huấn luyện cơ bản, đồng bộ, vững chắc cho chỉ huy, cơ quan và phân đội; trong đó, lấy huấn luyện cán bộ là khâu then chốt. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động, tác chiến của Bộ đội Hải quân và kịp thời nắm bắt những phát triển mới của tình hình biển, đảo, Vùng đẩy mạnh thực hiện huấn luyện cơ bản, thiết thực, vững chắc, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu; lấy việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và xây dựng Vùng chính quy, hiện đại làm mục tiêu huấn luyện. Trước mắt, Vùng tập trung đột phá vào huấn luyện cơ bản và làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật (VK,TBKT) cho các lực lượng theo hướng sát nhiệm vụ, phương án, đối tượng tác chiến, địa bàn hoạt động, phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị hiện có và hướng phát triển trong những năm tới. Trong đó, chú trọng huấn luyện cơ bản cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp tàu, đại đội, hải đội, tiểu đoàn và tương đương về chiến thuật, kỹ thuật, trình độ tham mưu - tác chiến và trình độ huấn luyện, bảo đảm 100% cán bộ huấn luyện được theo phân cấp, trong đó có 90% khá và giỏi. Riêng đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy (cả ở cơ quan và đơn vị), phải nắm vững đường lối quân sự của Đảng, nguyên tắc chiến dịch, chiến thuật, nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy hiệp đồng tác chiến trong điều kiện mới. Đối với đơn vị, chú trọng huấn luyện thành thạo chiến thuật từ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn, bảo đảm vừa giỏi tác chiến độc lập, vừa thành thạo tác chiến trong đội hình binh chủng hợp thành; tăng cường huấn luyện thực hành, dã ngoại, nâng cao khả năng cơ động và tác chiến độc lập, dài ngày trên biển, đảo trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp. Bên cạnh đó, tập trung huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo VK,TBKT trong biên chế, bảo đảm đồng bộ, vững chắc ở từng vị trí đến khẩu đội và toàn tàu, từ đơn tàu đến biên đội và nhóm tàu; đồng thời, chủ động tiếp cận, nghiên cứu VK,TBKT mới, hiện đại của nước ngoài để sẵn sàng tiếp nhận, làm chủ và đưa vào sử dụng kịp thời, hiệu quả khi được trang bị.

Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình biển, đảo, việc  huấn luyện phải gắn với nâng cao trình độ và khả năng SSCĐ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Vì vậy, Vùng chỉ đạo các đơn vị, nhất là các đơn vị làm nhiệm vụ BM, CV kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với luyện tập, diễn tập theo phương án tác chiến, nhất là diễn tập đối kháng; tổ chức tuần tra, tuần tiễu, trinh sát, cứu hộ, cứu nạn nhằm nâng cao khả năng quản lý các hoạt động và chủ động xử lý các tình huống phức tạp xảy ra trên biển, đảo. Vùng phấn đấu hằng năm có 70% đơn vị cấp hải đội, tiểu đoàn và tương đương tổ chức diễn tập vòng tổng hợp; 50% đơn vị huấn luyện đối kháng; riêng Lữ đoàn 170 và Trung đoàn 952 đạt Đơn vị huấn luyện giỏi toàn quân.

Ba là, chú trọng công tác bảo đảm cơ sở vật chất, VK,TBKT phục vụ yêu cầu huấn luyện. Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ của Vùng thường xuyên phải vận hành, sử dụng các loại phương tiện tàu, thuyền và VK,TBKT hiện đại, hoạt động liên tục, dài ngày trong điều kiện môi trường biển, đảo khắc nghiệt, nên cùng với xây dựng cho bộ đội có bản lĩnh, ý chí quyết tâm cao, Vùng luôn chăm lo bảo đảm tốt cơ sở vật chất, VK,TBKT, coi đó là vấn đề quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng huấn luyện của các đơn vị. Tuy nhiên, yêu cầu bảo đảm cơ sở vật chất cho huấn luyện của Vùng, nhất là các hạm tàu, bến cảng,… rất tốn kém, phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng kinh tế của đất nước. Vì vậy, trong khả năng cho phép, bên cạnh việc được trang bị mới một số VK,TBKT hiện đại, Vùng tăng cường quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất và VK,TBKT hiện có; từng bước cải tiến, đổi mới một số loại theo hướng tương đối hiện đại và hiện đại, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, SSCĐ trong điều kiện mới. Để thực hiện tốt nội dung này, Vùng chỉ đạo các đơn vị duy trì nghiêm các chế độ, nền nếp kỹ thuật; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất, sửa chữa, tăng hạn sử dụng các loại VK,TBKT theo đúng quy trình, quy định. Thường xuyên bảo đảm tốt VK,TBKT, tàu, xe cho các nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ; đẩy mạnh xây dựng chính quy ngành Kỹ thuật và làm chủ VK,TBKT; thực hiện tốt chỉ tiêu: tàu xuất phát nhanh, bí mật, an toàn. Bên cạnh đó, Vùng đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu về kỹ thuật quân sự, công nghệ hiện đại để sản xuất, mua sắm các mô hình học cụ và các trang, thiết bị mô phỏng, các phòng học chuyên dùng phù hợp, phục vụ tốt yêu cầu công tác huấn luyện. Đồng thời, tập trung công sức, trí tuệ và kinh phí để hoàn chỉnh hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ và huấn luyện bộ đội tại đơn vị.

Công tác huấn luyện của Bộ đội Hải quân nói chung, của Vùng 1 nói riêng chủ yếu diễn ra ở môi trường biển, với không gian rộng và rất phức tạp, đòi hỏi phải có những thao trường, bãi tập đủ lớn. Vì vậy, cùng với hệ thống phòng học chuyên dùng và các thiết bị mô phỏng, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng một số thao trường bắn trên bờ, trên biển; thiết bị bể bơi ứng dụng;…, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ của Bộ đội Hải quân nói chung, của Vùng 1 nói riêng, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.

Chuẩn Đô đốc PHẠM VĂN ĐIỂN

Tư lệnh Vùng

Thư CTN Trương Tấn Sang ngày phòng chống thiên tai

Chủ tịch nước mong những người làm công tác này luôn sẵn sàng, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiệt hại...


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa gửi thư đến đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước nhân 66 năm Ngày truyền thống phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai (22/5/1946-22/5/2012).

Toàn văn bức thư như sau:

“Thân ái gửi đồng bào, cán bộ và chiến sỹ cả nước!

Đất nước ta nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, lụt, bão. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cuộc đấu tranh phòng, chống thiên tai đã tạo nên bản lĩnh kiên cường của dân tộc ta. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lụt, bão diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản; đẩy cuộc sống của nhân dân vùng bão, lũ, thiên tai vào hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Để chủ động, phòng chống, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra, tôi đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, đồng bào, cán bộ, chiến sỹ cả nước nêu cao thinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, nghiêm túc xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn; tổ chức phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các lực lượng, ứng phó kịp thời, có hiệu quả với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra.

Nhân kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai (22/5/1946-22/5/2012), tôi thân ái chúc đồng bào, cán bộ chiến sỹ cả nước, Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành luôn sẵn sàng, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản và cuộc sống của nhân dân.

Chào quyết thắng!”./.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ban hành nghị quyết đẩy mạnh kinh tế

Theo Nghị quyết 13, có 5 nhóm giải pháp chính được đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại, củng cố hoạt động để phát triển bền vững.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Theo Nghị quyết này, doanh nghiệp sẽ được gia hạn 9 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo tinh thần của Nghị quyết, 5 nhóm giải pháp chính đã được đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn ở thời điểm hiện tại cũng như củng cố hoạt động để phát triển bền vững.

Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, Chính phủ cho phép gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng 4, tháng 5 và tháng 6/ 2012 đối với 2 nhóm doanh nghiệp và vừa (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty) và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.

Gia hạn 9 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước, bên cạnh đó, miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối.

Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế, bên cạnh đó, gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính. UBND cấp tỉnh báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp xem xét, quyết định thời gian gia hạn cụ thể cho từng dự án, nhóm dự án.

Báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định giảm, miễn thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hàng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp quy định tại nhóm 2 nêu trên.

Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ và các giải pháp khác cần thiết, phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhưng đang gặp khó khăn về tài chính.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, cần đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong tái cấu trúc ngân hàng thương mại, kiên quyết xử lý các ngân hàng yếu kém, hoạt động kém hiệu quả bằng các biện pháp phù hợp, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật, ổn định hệ thống và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân tiền gửi và sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Ngoài 5 nhóm giải pháp, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vi quản lý, nhất là đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả và theo đúng quy định.

Chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp phù hợp để tăng cường thu hút, đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)...

Chính phủ cũng cho thực hiện các biện pháp để huy động 2.000 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn.

Chính phủ còn cho phép mua sắm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ đối với khoản kinh phí năm 2011 đã được bố trí nguồn nhưng chưa sử dụng vì thực hiện theo quy định của Nghị quyết 11/NQ-CP và đã được chuyển sang năm 2012. Đồng thời, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả.../.

Theo Chinhphu.vn

Học bổng nghiên cứu Biển Đông

Học viện Ngoại giao thông báo triển khai Chương trình Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông trên toàn quốc. Dự kiến năm 2012 sẽ cấp 20 suất hỗ trợ (mỗi suất 10.000.000VNĐ) cho các nghiên cứu xuất sắc, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông.


Chương trình được thực hiện nhằm hỗ trợ, khuyến khích các sinh viên đại học và cao học viết chuyên đề nghiên cứu về chủ đề Biển Đông, qua đó thúc đẩy việc nghiên cứu về Biển Đông trong toàn quốc, đồng thời phát hiện các tài năng trẻ, đam mê nghiên cứu về Biển Đông để tiếp tục đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, thúc đẩy hợp tác vì hòa bình và phát triển ở Biển Đông.

Trong năm 2012 chương trình dự kiến cấp 20 suất hỗ trợ (mỗi suất 10.000.000VNĐ) cho các sinh viên, có luận văn tốt nghiệp, hoặc công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến Biển Đông từ các góc độ lịch sử, pháp lý, kinh tế và quan hệ quốc tế, v.v. Tác giả của 3 nghiên cứu xuất sắc nhất sẽ được mời tham gia và trình bày tham luận tại Hội thảo Quốc gia về Biển Đông lần thứ ba dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào quý III năm 2012.

Các nghiên cứu gửi đến tham dự Chương trình sẽ được đánh giá và chọn lọc bởi hội đồng xét duyệt bao gồm các chuyên gia hàng đầu trong nước về vấn đề Biển Đông.

Các sinh viên, học viên cao học có thể đăng ký tham gia Chương trình theo Mẫu đăng ký và gửi đến chương trình thông qua Trường/Viện nơi các học viên đang tham gia học tập và nghiên cứu, hoặc gửi trực tiếp đến Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông -Học viện Ngoại Giao (69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội).

Thời hạn đăng ký tham gia Chương trình đến 30/4/2012; hạn chót để gửi bài nghiên cứu hoàn chỉnh là 30/7/2012.

Thông tin thêm xin đề nghị liên hệ với Anh Nguyễn Tiến Thịnh, Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao.

Email:  tienthinh.nguyen@gmail.com
Điện thoại : 04.38344540 (Ext: 224)
Fax : 04.38343543
Di động: 0904 793369

Download Mẫu đăng ký

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi thư mừng tới Thủ tướng Nga Medvedev

Nhân dịp ông D.A. Medvedev được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư mừng tới ông D.A. Medvedev .


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi thư mừng tới Thủ tướng Nga Medvedev

Với đa số phiếu ủng hộ, Hạ viện Nga hôm nay chính thức phê chuẩn cựu tổng thống Dmitry Medvedev trở thành thủ tướng theo sự đề cử của tổng thống mới nhậm chức Vladimir Putin.

Trong số 450 nghị sĩ của Duma Quốc gia Nga, ông Medvedev nhận được 299 phiếu ủng hộ của các thành viên Duma thuộc đảng Nước Nga Thống nhất và đảng Dân chủ tự do trong khi 144 nghị sĩ thuộc đảng Cộng sản và đảng Một nước Nga bỏ phiếu chống lại đề cử của ông Putin, RIA Novosti đưa tin.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Google sửa sai về chủ quyền Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua cho biết, Google đã sửa lỗi làm sai lệch chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông trong sản phẩm bản đồ trực tuyến Google Maps.


Chùa trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Mỹ Giang

"Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các thông tin không phản ánh đúng điều này là sai trái và vô giá trị", ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh trong cuộc họp báo chiều nay. "Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các nhà xuất bản, các công ty in ấn những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông", ông nói thêm

Ông Nghị cũng cho biết Bộ Ngoại giao vừa qua đã gặp đại diện của Google, nêu quan điểm của phía Việt Nam về việc từ khóa trên bản đồ Google Maps thể hiện sai lệch chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay sau đó Google đã tiến hành sửa những lỗi này.

Trước đó cư dân mạng phát hiện bản đồ trực tuyến Google Maps có chú thích không chính xác về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong năm 2010, dịch vụ bản đồ trực tuyến Google Maps cũng từng có những sai sót làm sai lệch chủ quyền Việt Nam, như cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), Tân Thanh (Lạng Sơn) hay một nửa thành phố Lào Cai lại nằm bên kia biên giới Trung Quốc. Sau khi Bộ Ngoại giao yêu cầu chỉnh sửa, Google cũng đã sửa lại các thông tin sai lệch này.

Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Lương Thanh Nghị cũng đưa ra bình luận về việc Trung Quốc mới đây đưa giàn khoan dầu khổng lồ ra khai thác tại Biển Đông. "Chúng tôi rất quan tâm tới thông tin này. Chúng tôi cho rằng hoạt động của các nước tại Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia khác, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.

Hãng tin Reuters hôm 3/5 dẫn thông tin từ Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, cho hay giàn khoan khổng lồ Ocean Oil 981 của Trung Quốc sắp đi vào hoạt động tại phía đông của Biển Đông sau 6 năm xây dựng. Ocean Oil 981 sẽ khoan dầu tại lô Liwan 6-1-1, cách Hong Kong khoảng 300 km, gần sát đảo Hải Nam và tương đối gần Philippines. Động thái này của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này đang có tranh chấp chủ quyền với Philippines tại bãi đá Scarborough/Hoàng Nham.

Cũng trong chiều qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có tuyên bố về việc một số quan chức Đài Loan mới đây ra đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. "Việt Nam phản đối một số quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông", ông Nghị nêu rõ. "Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động sai trái đó".

Phan Lê

Điểm lại những biểu hiện 'điên rồ' gần đây của Trung Quốc

Nhiều điều rất bất thường trong cách hành xử của người Trung Quốc với các quốc gia khác đã diễn ra từ đầu năm 2012 đến nay.


Thoạt nhìn, chúng chỉ là những sự kiện mang tính đơn lẻ. Nhưng khi xâu chuỗi lại thì một xu hướng vận động mới trong nền ngoại giao của đất nước đông dân nhất thế giới này dường như đã được bộc lộ.

Xin được bắt đầu bằng mối quan hệ Nga – Trung Quốc.

Mặc dù người Trung Quốc luôn nói rằng quan hệ với Nga là mối quan hệ bằng hữu, mang tầm đối tác chiến lược, nhưng họ cũng không hề giấu diếm những suy nghĩ “bẩn thỉu” của mình về “bằng hữu” này.

Vào tháng 3/2012, trên diễn đàn quân sự của trang mạng Trung Quốc Sina.com.cn đã đăng một bài viết có tiêu đề: "Nga cần trả lại Sibir và vùng Viễn Đông cho Trung Quốc để tạo điều kiện phát triển tình hữu nghị và hòa bình trên toàn thế giới!".

Trong bài này, tác giả cho rằng: “Nếu Putin thực tế sẽ trả lại cho chúng ta những vùng đất đã mất, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp đến mối ổn định quan hệ Trung - Nga. Đây sẽ là minh chứng của tình hữu nghị đích thực, sự tôn trọng lẫn nhau và tình đoàn kết giữa hai nước của chúng ta”.

Trước đó ít ngày, nhiều trang mạng Trung Quốc đã phát tán một kịch bản chi tiết về cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành nhằm chiếm đất của Nga. Theo đó, chỉ cần  2 tháng quân Nga sẽ bị đẩy lui và lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” với Nga.

Báo chí Nga coi những bài viết như thế này chỉ là trò hề không hơn không kém. Nhưng họ cũng không thể không đặt câu hỏi rằng tại sao những trò hề này lại được diễn trên một trang mạng uy tín như Sina.com.cn, và có sự tính toán sâu xa nào sau chúng không?

Sau Nga, đến lượt Mỹ là đối tượng của những “cuồng ngôn” từ phía người Trung Quốc.

Trong chương trình truyền hình “Quốc phòng một tuần nhìn lại” đươc phát sóng trên toàn Trung Quốc hôm 30/4, khi nhận xét về tàu chiến thế hệ mới, tàu khu trục lớp Zumwatt của Mỹ, Chuẩn Đô đốc Trương Thiệu Trung đã phát biểu: "Thế hệ tàu này không có gì đáng nói. Thậm chí, chỉ cần được trang bị thuốc nổ, những chiếc tàu cá thông thường của Trung Quốc cũng có thể tiêu diệt được loại tàu này”.

“Quốc phòng một tuần nhìn lại” là một chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ông Trương giữ vai trò nhà bình luận quân sự chính cho đài này từ năm 1998. Lời đe dọa làm nổ tung tàu chiến Mỹ của ông chuẩn đô đốc này xuất hiện đúng thời điểm quan hệ Mỹ - Trung đang căng như dây đàn vì mâu thuẫn trên biển Đông.

Cũng trong tháng 4, chuyên trang quân sự thuộc tờ Hoàn Cầu thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng một bài viết lạ, trong đó thừa nhận 'Bắc Kinh làm càn trên biển Đông', nhưng sẵn sàng bất chấp tất cả vì lợi ích của mình.

Và điều này được khẳng định bằng thái độ ngông cuồng ngày càng gia tăng của các ngư dân Trung Quốc tại các vùng biễn đang có tranh chấp với quốc gia khác.

“Cướp biển” – đó là từ ngữ mà báo chí Hàn Quốc đã sử dụng khi nói về những người ngư dân này, sau hàng loạt các vụ đụng độ bạo lực của họ với nhân viên công lực Hàn Quốc, khiến ít nhất một nhân viên thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Một nhân viên công lực Hàn Quốc kể lại: "Trong khi đang xác định xem họ có đánh bắt phi pháp hay không, các thuyền viên Trung Quốc liền dùng rìu, đinh ba và các hung khí khác tấn công, họ không thèm quan tâm đến tính mạng của các nhân viên chấp pháp, tấn công điên cuồng, họ không phải là ngư dân nữa mà là bọn cướp biển”.

Nếu như cướp biển Somali là những nhóm ô hợp, vô chính phủ thì bọn cướp biển ở khu vực Đông Á lại nằm ở một hình thái hoàn toàn ngược lại. Bọn cướp biển nào nguy hiểm hơn thì ai cũng rõ.

Biểu hiện “điên rồ” gần đây nhất của người Trung Quốc liên quan đến đất nước Philippines.

Trong một chương trình của truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, phát thanh viên He Jia đã có một phát ngôn gây sốc: “Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc và Philippines thuộc chủ quyền Trung Quốc. Đây là sự thực không thể tranh cãi”.

Dù sau đó đoạn video trên bị rút khỏi website của CCTV thì trên internet, video này lan truyền rất nhanh. Cùng với đó là nhiều bình luận rằng tinh thần ái quốc cuồng nhiệt của nữ phát thanh viên khiến cô mắc sai lầm.

Tuy vậy, thật sự rất khó để tin rằng điều này là sơ xuất. Sẽ hợp lý hơn nếu nói rằng đó là một hành động khiêu khích có chủ ý được bật đèn xanh từ một thế lực nào đó, nhất là trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Philippines và Trung Quốc đang nóng bỏng cực điểm vì tranh chấp lãnh thổ.

Trong thời gian tới đây, người Trung Quốc sẽ còn diễn những trò “điên rồ” nào nữa? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

V.T

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tăng cường đối ngoại, giải quyết khiếu nại

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tăng cường đối thoại tại chỗ, giải quyết dứt điểm khiếu nại tại địa phương

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 4-2012, trong đó, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan tiếp tục chỉ đạo quyết liệt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng; ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động; khẩn trương có biện pháp phân loại và cơ cấu lại nợ gắn với việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém...Triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp Chính phủ đề ra, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012.

Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi


Theo đó, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực có thế mạnh như nông nghiệp, du lịch và xuất khẩu; thúc đẩy đầu tư phát triển, khuyến khích đầu tư xã hội. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp đồng bộ để thu hút mạnh nguồn vốn FDI, nhất là các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch từ các đối tác có tiềm năng; tìm nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có thế mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng cường xúc tiến thương mại, tranh thủ sự phục hồi từng bước của các thị trường quốc tế để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho thông qua các chương trình khuyến khích tiêu dùng, đưa hàng về nông thôn; phối hợp với Bộ Ngoại giao đẩy nhanh việc ký kết Thỏa thuận hợp tác đối tác (PCA) với EU.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có các giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủy sản, giữ được đà tăng trưởng hiện nay; chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng, chống lụt bão; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

Giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm CPI


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả; chỉ đạo quyết liệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng; ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động; khẩn trương có biện pháp phân loại và cơ cấu lại nợ gắn với việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng; có biện pháp bảo đảm cân đối ngân sách theo kế hoạch, giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Thực hiện tiết kiệm chi, sử dụng phần tăng thu ưu tiên cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia.

Thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết việc làm cho người lao động


Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai, khiếu kiện đông người kéo dài; tăng cường đối thoại tại chỗ, giải quyết dứt điểm các vụ việc tại địa phương; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; khẩn trương triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ bằng nhiều hình thức thích hợp.

Các cơ quan báo chí cần đề cao trách nhiệm với đất nước, với nhân dân, đưa tin khách quan, trung thực tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
Nghị quyết cũng nêu rõ, Chính phủ cơ bản nhất trí với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp theo đề nghị của các bộ, cơ quan; đồng thời thống nhất cần khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ về tiền tệ, tín dụng, tài chính, thị trường, cải cách thủ tục hành chính...nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết việc làm cho người lao động

Quản lý và kiểm soát chặt chẽ giá thuốc chữa bệnh


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tốt các biện pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đặc biệt chú ý hỗ trợ lao động mất việc làm từ các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, bảo đảm đúng chính sách, đúng đối tượng.


Bộ Y tế rà soát lại quy hoạch các bệnh viện vùng, đề xuất hướng sắp xếp lại các bệnh viện này một cách phù hợp, tránh đầu tư và bố trí một cách dàn trải, bất hợp lý dẫn đến lãng phí; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ đề án giảm tải các bệnh viện tuyến trên; phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương triển khai có hiệu quả việc phòng chống các loại dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý và kiểm soát chặt chẽ giá thuốc chữa bệnh; báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình bệnh lao và đề xuất các biện pháp phòng, chống có hiệu quả nhằm giảm số người mắc bệnh lao trong thời gian tới.

Bách Thảo

Tọa đàm về đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”

Ngày 03 tháng 5 năm 2012, tại Hà Nội, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo chống “diễn biến hòa bình” (DBHB) trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Quân ủy Trung ương chủ trì tọa đàm chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Cùng dự có các đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; một số tướng lĩnh, cán bộ cao cấp, nhà khoa học trong và ngoài Quân đội.

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch chủ trì Tọa đàm

Sau Báo cáo Đề dẫn của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, các tham luận và phát biểu, trao đổi của các đại biểu trong buổi tọa đàm đã tập trung làm rõ tính cấp thiết, tầm quan trọng và tính chất lâu dài, gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; những thuận lợi, khó khăn và chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trong Quân đội hiện nay.

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định: trong cuộc đấu tranh chống DBHB, Quân đội là lực lượng tiêu biểu, nòng cốt đi đầu; bất luận trong hoàn cảnh nào cũng luôn tỏ rõ lòng trung thành vô hạn với Đảng, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị yêu cầu: Nâng cao nhận thức và thái độ, trách nhiệm của các cấp ủy, cán bộ chủ trì, trước hết là bí thư, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp đối với cuộc đấu tranh này; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; kịp thời phát hiện, nắm vững âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, trọng tâm là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong Quân đội; gắn xây dựng trận địa tư tưởng với xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; kết hợp cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Phát huy vai trò chủ động tiến công của hệ thống báo chí, xuất bản Quân đội; tích cực xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; chủ động tiến công, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” với “chống”, lấy xây là chính; dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn, với cái tâm trong sáng để thuyết phục là chủ yếu. Thực hiện vừa tiến công địch, vừa ngăn chặn “tự diễn biến” trong nội bộ, lấy ngăn chặn “tự diễn biến” là chính; vừa đấu tranh xóa bỏ cái xấu, vừa nêu nhiều tấm gương sáng, điển hình tiên tiến trong xã hội, trong Quân đội; phối hợp chặt chẽ lực lượng Quân đội với tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở, để tạo sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.

Đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến đề xuất của các đại biểu trong tọa đàm để sớm tham mưu với trên đề ra chủ trương, kế hoạch, giải pháp cụ thể… góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, giữ vững trận địa tư tưởng trong Quân đội.

MINH SƠN

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Trung Quốc lại "lộng ngôn và ngông cuồng" đe doạ các nước ở Biển Đông

Doãn Trác, một thiếu tướng quân đội chuyên tham gia bình luận các sự vụ liên quan tới biển Đông không ngần ngại nói thẳng, việc Philippines “xóa bỏ mọi dấu vết không liên quan đến chủ quyền của Philippines trên bãi Scarborough” đã đủ lý do (cái cớ) cho một hành động quân sự đáp trả. Thậm chí Bắc Kinh có quyền chủ động lựa chọn hành động quân sự ở cấp độ nào.

Căng thẳng trên bãi cạn Scarborough đang có dấu hiệu gia tăng khi truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục lên tiếng lấn lướt, dọa nạt Philippines về “hậu quả” Manila sẽ phải gánh chịu nếu cứ tiếp tục cái gọi là “thử thách sự kiên nhẫn” của Trung Quốc.

Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, CCTV, báo Quân giải phóng đều có xã luận, phân tích xoay quanh chủ đề này.

Tân Hoa Xã tối 9/5 có bài xã luận “nhắc nhở” Phillippines với thông điệp y như Thứ trưởng Ngoại giao nước này, Phó Oánh đã nói với Đại biện lâm thời Philippines, Bắc Kinh đã chuẩn bị mọi phương án đối với Manila trong mọi tình huống.

Thậm chí xã luận Tân Hoa Xã còn “cao giọng nhắc nhở” các nước quanh biển Đông “đừng bất chấp hậu quả mà thử sự kiên nhẫn của Trung Quốc”.


CCTV 13 liên tục có các chương trình bình luận trực tiếp về căng thẳng trên biển Đông, phát sóng toàn quốc, quy tụ "chuyên gia"

Dù không nói ra “hậu quả” cụ thể là gì, nhưng giới phân tích, bình luận, “chuyên gia” công khai nói thẳng trên các báo, các chương trình bình luận thời sự rằng không loại trừ biện pháp quân sự trên biển Đông và cấm vận thương mại đối với Philippines.

Trong chương trình bình luận thời sự “Tầm nhìn toàn cầu” tối qua 9/5 của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, nhóm “chuyên gia quân sự” Bắc Kinh đã khẳng định, hoạt động diễn tập đổ bộ của hạm đội Nam Hải trong thời gian này có liên quan trực tiếp đến tình hình căng thẳng trên bãi Scarborough.


Doãn Trác, thiếu tướng hải quân TQ, chuyên bình luận các vấn đề quân sự liên quan đến biển Đông hé lộ một giải pháp quân sự đối với Philippinse

Doãn Trác, một thiếu tướng quân đội chuyên tham gia bình luận các sự vụ liên quan tới biển Đông không ngần ngại nói thẳng, việc Philippines “xóa bỏ mọi dấu vết không liên quan đến chủ quyền của Philippines trên bãi Scarborough” đã đủ lý do (cái cớ) cho một hành động quân sự đáp trả. Thậm chí Bắc Kinh có quyền chủ động lựa chọn hành động quân sự ở cấp độ nào.

Cũng trong chương trình bình luận thời sự phát sóng toàn quốc này, Doãn Trác cho hay tàu Ngư chính 310 đang “trực ban” tại bãi Scarborough có thể kiểm tra thuyền và bắt giữ ngư dân Philippines bất cứ lúc nào nếu như tàu cá nước này “xâm phạm” khu vực bãi Scarborough.


Ngư chính 310 có thể bắt bớ tàu cá, ngư dân Philippines bất cứ lúc nào khi họ quay trở lại Scarborough đánh bắt

Tống Hiểu Quân, một bình luận viên quân sự kỳ cựu của đài truyền hình Phượng Hoàng, Hồng Kông cũng được mời tham gia chương trình này.

Khi Doãn Trác và người dẫn chương trình Phương Xuân Yến đề xuất một “giải pháp” đối với Philippines là cấm vận thương mại, Tống Hiểu Quân cho rằng cần hết sức thận trọng bởi người đầu tiên chịu thiệt hại nếu cấm vận Philippines chính là các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trong một động thái khác có liên quan, hôm qua 9/5 Bộ Ngoại giao Trung Quốc họp báo cho biết, Bắc Kinh vẫn đang “đốc thúc” Manila quay trở lại “quỹ đạo”.


Xã luận trang đầu Tân Hoa Xã: "Đừng mơ cướp 1 tấc đất của Trung Quốc!" cao giọng nhắc nhở "Philippines và các nước quanh biển Đông"
Về việc CNOOC muốn hợp tác với Philex khai thác khí đốt trên bãi Cỏ Rong (thuộc chủ quyền Việt Nam), Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Còn phải chờ xem thành ý của Philippines thế nào đã!”

Hồng Thủy (nguồn CCTV, Tân Hoa Xã)

Thế kẹt trước Trung Quốc: Bản lĩnh và sự khôn khéo của Việt Nam

Sự đi xuống của Mỹ trong vai trò "siêu cường duy nhất" của thế giới cùng việc Trung Quốc nổi lên nhanh chóng như là cường quốc nổi trội ở khu vực Đông Á đã tạo ra một thế khó cho Việt Nam. Nối lại quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN là những biểu hiện của sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam.


Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc là một phép thử về thách thức chiến lược mà Việt Nam phải đối mặt trên nền tảng lịch sử lâu dài. Việc nối lại quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN là những biểu hiện của sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam. Sự đi xuống của Mỹ trong vai trò "siêu cường duy nhất" của thế giới và sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc với vai trò là cường quốc nổi trội ở khu vực Đông Á đã tạo ra một thế khó cho Việt Nam. Sự nổi lên của Trung Quốc tạo ra một mối đe dọa tiềm tàng, trong khi sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ tới châu Á có thể đem lại cho Việt Nam một giải pháp. Trong khi mối thách thức của Trung Quốc đã thử thách sự nhạy bén chiến lược của các quan chức ở Hà Nội, thì đối sách của Việt Nam thể hiện ở nhiều mặt và có vẻ như tuân theo 9 định hướng lớn. Thứ nhất là thông qua các kênh giữa hai Đảng để cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Thành tựu nổi bật của nỗ lực này là việc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ và gần như toàn bộ Vịnh Bắc Bộ - nhưng không phải là Biển Đông. Thứ hai là xây dựng sức mạnh của Việt Nam bằng việc cải cách và mở cửa nền kinh tế - còn gọi là Đổi Mới - và nâng cấp các lực lượng vũ trang với trọng tâm là khả năng chống tiếp cận trên biển. Thứ ba là gia nhập và liên kết với ASEAN để làm cho bất cứ mối đe dọa nào đối với Việt Nam ngày càng được coi là một mối đe dọa với tất cả. Thứ tư là sử dụng mọi cơ hội thông qua sự hiện diện chính thức, các tuyên bố công khai, các cuộc tập trận quân sự, và "sự thật trên thực địa" để khẳng định "quyền chủ quyền" của Việt Nam trên Biển Đông. Thứ năm là tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán nhằm giảm bớt các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN trên Biển Đông để tạo ra một mặt trận thống nhất trước Trung Quốc. Thứ sáu là lôi kéo các công ty dầu lửa quốc tế (trong đó có Ấn Độ) vào Biển Đông bằng việc đưa ra các điều khoản hấp dẫn trong các hợp đồng. Thứ bảy là phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản và nâng cấp quan hệ quân sự với Nga và Ấn Độ - trong đó có khả năng cho hải quân tiếp cận với Cảng Cam Ranh. Thứ tám là thông báo cho Bắc Kinh thường xuyên và công khai rằng Việt Nam "không bao giờ có thể chấp nhận" các tuyên bố về biển của Trung Quốc. Cuối cùng là phát triển một mối quan hệ ngày càng gần hơn với Mỹ, cả về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Sự phát triển của quan hệ quân sự với Mỹ là đặc biệt đáng chú ý.

Bắt đầu bằng sự hợp tác thận trọng trong việc giải quyết vấn đề MIA/POW (người Mỹ mất tích trong chiến tranh và tù binh chiến tranh) trong những năm 1980, các mối liên lạc quân sự với quân sự bắt đầu từ giữa những năm 1990. Quan hệ này mở rộng nhanh chóng với các chuyến thăm cảng của tàu hải quân Mỹ, một diễn đàn "đối thoại chiến lược" giữa giới quân sự hai nước, và việc các quan chức cao cấp Việt Nam thường xuyên nhắc tới một "quan hệ đối tác chiến lược". Động cơ không nói ra nhưng không thể nhầm lẫn được cho là mấu chốt của mối quan hệ này là sự quan ngại chung về Trung Quốc.

Môi trường chiến lược của Việt Nam


Sức mạnh đang tăng của Trung Quốc tạo ra một môi trường chiến lược rất bất cân xứng cho Việt Nam. Ngày nay không có sự lặp lại thành công về quân sự giống như Việt Nam đã thực hiện vào năm 1979 trước Trung Quốc. Nếu Trung Quốc quyết tâm - chẳng hạn như không cho ngư dân Việt Nam vào các vùng biển ở Biển Đông - có lẽ Việt Nam không thể làm gì được. Tuy nhiên, các xu hướng rõ rệt trong khu vực lại đang có lợi cho Việt Nam. Thứ nhất là sự điều chỉnh trọng tâm chiến lược của Mỹ tới Đông Nam Á và Biển Đông. Hà Nội biết rõ rằng sức mạnh quân sự của Mỹ cuối cùng sẽ là đối trọng hiệu quả duy nhất cho sự mạnh bạo ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Thứ hai là sự bất an rõ rệt và ngày càng tăng tại Đông Nam Á trước các ý đồ của Trung Quốc. Kết quả là chính phủ các nước ASEAN ngày càng sẵn sàng thể hiện mối quan ngại của họ với Bắc Kinh. Trung Quốc từ lâu đã cố gắng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông với Đông Nam Á trong phạm vi song phương và tránh gây chú ý. Việt Nam thì cố gắng theo hướng ngược lại - quốc tế hóa và công khai hóa. Trong vấn đề cụ thể này, lợi thế thuộc về Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.

Về mặt lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là một bản hùng ca đấu tranh để giành lấy và gìn giữ độc lập dân tộc khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc. So với điều này, các cuộc chiến tranh gần đây chống lại sự can thiệp của Pháp và Mỹ sẽ là thứ yếu. Gần một nghìn năm trước, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập với Trung Quốc và duy trì nó (với cái giá không hề rẻ) kể từ đó. Từ khía cạnh này, thời kì cai trị thuộc địa của Pháp, Chiến tranh thế giới thứ Hai và Chiến tranh Lạnh chỉ là những sai số của lịch sử. Trong thời kỳ này, mối oán thù Trung - Việt được hóa giải nhờ vào các mối đe dọa và nhu cầu nổi trội. Trong "Chiến tranh chống Mỹ", Bắc Kinh và Hà Nội trở thành đồng minh của nhau. Nhưng mối quan hệ đó nhanh chóng đổ vỡ sau năm 1975 khi một Việt Nam chiến thắng và thống nhất đã đứng về phía Mátxcơva và chống lại Bắc Kinh trong cuộc đối đầu Xô-Trung. Câu chuyện lên đến đỉnh điểm vào năm 1979 khi Trung Quốc phản ứng trước việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia (do các cuộc tấn công của Khơme Đỏ vào các làng mạc của Việt Nam) bằng việc cử 30 sư đoàn vượt qua biên giới Việt Nam để thực hiện cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học".

Cuộc chơi mới của Việt Nam


Bài học lớn nhất rút ra là việc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã không tác chiến tốt theo các tiêu chuẩn quân sự hiện đại. Sự độc lập của Việt Nam được giữ nguyên vẹn. Trong hai thập kỷ kế tiếp, mối quan hệ Trung - Việt bước vào giai đoạn lắng dịu về chiến lược. Cả hai nước đều tập trung vào nhiệm vụ lớn là tái thiết kinh tế và phát triển. Sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990 là điều gây bất an cho cả hai nước. Đối với Hà Nội, điều này đồng nghĩa với việc mất đi một nguồn bảo trợ quan trọng về an ninh và kinh tế. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của một bối cảnh chiến lược hoàn toàn mới, với hai đặc điểm nổi bật là vị trí số một của Mỹ trong vai trò "siêu cường duy nhất" và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực mà Việt Nam có lợi ích. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và vị thế ngày càng tăng trong tổ chức này là bằng chứng về khả năng của Hà Nội trong việc tạo một lối đi giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự gần gũi ngày càng tăng của Hà Nội với Oasinhtơn, là biểu hiện quan trọng nhất cho sự khéo léo của Hà Nội trong việc giải quyết thế kẹt về chiến lược./.

Giáo sư Marvin Ott là chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson, Mỹ

Theo Rsis

Mỹ Anh (gt)