Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Những 'ngả đường' dẫn tới Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất

Ngày 11/11/1918, được coi là ngày kết thúc của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, đánh dấu bằng Hiệp định ngừng bắn giữa 2 bên tham chiến Entente và Triple.
Liên minh Entente do Anh, Pháp, Nga đứng đầu và Liên minh Triple do Đức, Áo-Hung đứng đầu với sự thất bại thuộc về Liên minh Triple.

Việc Đại Công tước Ferdinand của Đế quốc Áo-Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Xéc Bi tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo (28/ 6/1914) thường được cho là nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến này, và ngày 28/6/1941 được coi là ngày khởi đầu của nó.

Tuy nhiên, một cuộc chiến mang tính tổng lực, toàn diện trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, lôi kéo nhiều cường quốc tại Châu Âu và Thế giới vào vòng xoáy của nó, cũng như có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều quốc gia khác nhau trên khắp các châu lục.

Một cuộc chiến, mà theo như các nhà sử học, góp phần quan trọng định hình diện mạo cũng như ảnh hưởng tới các sự kiện lịch sử của Thế giới trong thế kỷ 20, thì không thể chỉ giải thích đơn giản bằng một sự kiện mang tính “ngẫu nhiên”.

Sự kiện Đại Công tước Áo-Hung bị ám sát chẳng qua chỉ là “giọt nước tràn ly” châm ngòi nổ cho khối mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xuất hiện từ rất lâu trước đó, và không ngừng tăng thêm. Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất là kết quả của một quá trình chuẩn bị lâu dài của các nước tham gia về mọi mặt kinh tế, ngoại giao và quân sự. 
Kế hoạch tấn công của Đức.
Là một nước thuộc địa của Pháp, dù không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng Việt Nam bị ảnh hưởng gián tiếp một cách nặng nề. Đó là việc thực dân Pháp bắt lính bản xứ sang Mặt trận Châu Âu đỡ đạn, đó còn là việc thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên mang về chính quốc phục vụ cho cuộc chiến.

Các điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân Việt Nam với Pháp ngày càng sâu sắc, giai cấp vô sản đặc biệt là công nhân tăng lên một cách nhanh chóng là tiền đề cho các phong trào đấu tranh dân tộc, dân chủ đòi dân sinh, dân quyền sau này, rồi sự ra đời của Đảng cũng như các phong trào đấu tranh do Đảng lãnh đạo.

Nhà sử học người Pháp Pierre Vallaud đã điểm các sự kiện dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất trong cuốn “14-18 La Première Guèrre Mondiale” (*).

Từ những sự kiện ở trên, chúng ta có thể thấy đặc điểm của Thế giời thời kì này đó là tồn tại song song  3 mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa các nước thực dân đế quốc, mâu thuẫn trong nội bộ các nước này, và mâu thuẫn giữa các nước chính quốc và thuộc địa.

Thời kỳ 1878 - 1914 là thời kỳ diễn ra cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2 cùng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật cũng như kinh tế của các nước tư bản. Sự phát triển này khiến cho nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và thị trường tăng cao.

Trong khi đó, sự giành độc lập cũng như sự hình thành và phát triển, mở rộng ảnh hưởng của Nhà nước Hoa Kỳ khiến cho các nước tư bản phương Tây bị mất đi quyền lợi ở “Lục địa trẻ” (châu Mỹ) nên chuyển hướng qua “Lục địa già” (châu Phi), châu Á và châu Đại Dương.

Hình thức thực dân thời kì này có thể chia làm 3 loại: thực dân định cư, thực dân bóc lột và sự kết hợp của 2 hình thức trên.

Sự ra đời của tàu hơi nước giúp công cuộc thực dân hóa diễn ra dễ dàng hơn và trên một lãnh thổ địa lý rộng lớn hơn, sự phát triển của khoa học kĩ thuật cho phép khai thác thực dân trên quy mô lơn hơn. Điều này dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước thuộc địa, phụ thuộc với chính quốc.

Trong nội bộ các nước đế quốc, các nước chậm chân hơn trong công cuộc chinh phục thuộc địa (như Đức), hoặc các nước mới nổi (như Nhật) có ít thuộc địa, thị trường hạn chế dẫn đến tình trạng chạy đua, tranh giành thuộc địa, tầm ảnh hưởng. Trong các mâu thuẫn và tương đồng quyền lợi, các quốc gia tìm kiếm lôi kéo thành lập các hiệp ước liên minh quân sự để tăng cường thế lực, bành trướng ảnh hưởng.

Điều này dẫn đến chạy đua vũ trang, làm tiền đề cho chủ nghĩa quân phiệt lên nắm chính quyền ở nhiều nước, hay đứng ở đằng sau thao túng. Trong các nước tư bản, sự o ép của các nước lớn đối với nước nhỏ cũng làm trỗi dậy chủ nghĩa dân tộc của các nước này, và phong trào đấu tranh đòi ly khai. Có thể thấy tồn tại 2 liên minh chủ yếu với một bên là Anh, Pháp, một bên là Đức, Áo-Hung, luôn tìm mọi cách để lôi kéo các nước khác về phía mình.

Thời kỳ trên cũng nổi lên vai trò quan trọng của Đế chế Nga. Mặc dù giới tư sản đã xuất hiện, nhưng nhìn chung nó vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, nông nghiệp lạc hậu, mắt xích quan trọng nhưng rất yếu trong hệ thống tư bản.

Tuy nhiên là một đất nước rộng lớn, đông dân lại có vị trí chiến lược quan trọng (nếu Nga ngả theo Anh Pháp, thì Đức, Áo-Hung sẽ bị kẹp vào giữa khi chiến tranh nổ ra), cho nên cả 2 phía đều cố tìm mọi cách lôi kéo Nga.

Một đặc điểm nữa của thời kỳ trên đó là việc phát triển công nghiệp nhanh chóng dẫn đến sự tăng nhanh về số lượng công nhân, cũng như mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với tư sản. Phong trào công nhân ngày một phát triển, tăng cao bất chấp đàn áp, dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản, rồi liên minh các Đảng Cộng sản (Quốc tế 2). Mâu thuẫn nội bộ các nước tư bản đế quốc dâng lên đỉnh điểm, thì chiến tranh là một cơ hội để giai cấp cầm quyền đàn áp, thủ tiêu phong trào thông qua công cụ chuyên chính của mình. Điều này, chính Lenin trong bài viết về “Nhà nước” đã cực lực lên án. 
(*) Các sự kiện trong cuốn “14-18 La Première Guèrre Mondiale”

1878

13/6-13/7: Hội nghị Berlin và sự trao trả độc lập cho Xéc Bi.

1880

14/7 : Quốc khánh đầu tiên của nước Pháp.

1881

1/3 : Nga hoàng đệ Nhị bị ám sát tại Saint Petersburg.
12/5 : Hòa ước Bardo, thiết lập sự đô hộ của Pháp đối với Tunisia.
18/6 : Hiệp ước Tam Hoàng, thỏa thuận ngầm giữa 3 nước  Đức, Áo và Nga về sự trung lập của từng nước khi có xung đột với nước thứ tư.
9/9 : Người Anh công nhận nền độc lập của Transvaal, một vùng đất ở phía Đông Bắc Nam Phi.

1882

20/5 : Sự hình thành của Liên minh Triple, Hiệp định phòng vệ giữa Đức, Áo-Hung, và Ý.
2/8 : Quân đội Anh đổ bộ lên thành phố cảng Alexandria, Hy Lạp.

1883

25/8 : Hòa ước Huế (Hòa ước Quý Mùi), xác lập sự bảo hộ lâu dài của Pháp đối với Nam Kỳ và Trung Kỳ, Việt Nam. 
30/10 : Roumania ra nhập Liên minh Triple.

1884

28/3 : Sự ra đời của Công ty phục vụ công cuộc di dân Đức do Karl Peter lãnh đạo.
14/4 : Sự thành lập Khu di dân đầu tiên của Đức tại Châu Phi bởi Adof Lüderitz, một thương nhân người Đức. 
14/7 : Đức chiếm Cameroon (Trung Phi).
15/11 : Khai mạc Hội nghị Quốc tế Berlin về Châu Phi.

1885

26/2 : Hội nghị Berlin chia Châu Phi thành 3 phần : Đức, Pháp và Anh.
5/4 : Sự ra đời của Đảng Công nhân Bỉ có xu hướng Marxist tại Brusels.
15/4 : Vua Bỉ Leopold đệ Nhị tự tuyên bố là lãnh đạo “Nhà nước Công Gô Độc lập”.
11/5 : Hòa ước Thiên Tân, Triều đình nhà Thanh công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Bắc Kỳ, Việt Nam.
28/12 : Đảng Quốc đại ra đời tại Ấn Độ theo khuynh hướng trung tả. 

1886

1/1 : Sự thôn tính Myanma của Anh.
3/3 : Hiệp ước Hòa bình giữa Xéc Bi và Bulgaria.
1/5 : Tổng bãi công đòi ngày làm 8 giờ tại Mỹ (nguồn gốc của Ngày Quốc tế lao động), và sự bảo hộ của nước Anh đối với Nigeria.

1887

20/4 : Vụ việc Schnaebelé, rắc rối ngoại giao gây ra căng thẳng giữa Pháp và Đức. 
18/6 : Mật ước tái cam kết giữa Nga và Đức cho phép sự hiện diện của người Nga tại các nước thuộc khu vực Ban Căng, đồng thời khẳng định sự trung lập của Nga khi Đức tấn công Pháp;

Sự bảo hộ của người Anh đối với Somalia.

16/11 : Anh và Pháp cùng quản lý New Hebrides (nay là Cộng hòa Vanuatu, Châu Đại Dương).

Sự hình thành của Liên bang Đông Dương bao gồm Việt Nam, Cam-pu-chia, và sau đó là Lào (1893).

1888

10/12 : Kí kết cho vay nợ của Pháp đối với Nga tại Paris, dẫn đến rạn nứt trong Liên minh Triple, cùng sự lại gần nhau của Nga và Pháp.

1889

2/5 : Sự bảo hộ của Ý đối với Ethiopia.
14/7 : Thành lập Quốc tế 2.
Tháng 10: Cecil Rhodes, thương nhân Nam Phi sinh tại Anh, nhận tô giới Botswana.

1890

20/3 : Bismarck được thay thế bởi Caprivi trên cương vị Thủ hiến Liên bang Đức. Bismarck là Thủ hiến đầu tiên của nước Đức thống nhất và giữ chức vụ này trong 19 năm. Ông là người có công lớn trong việc thống nhất nước Đức, một người theo đường lối quân chủ bảo thủ, chính trị thực dụng. Còn Caprivi là một Thiếu tướng Quân đội Đức, ôn hòa trong chính sách đối nội, có xu hướng liên kết với Anh trong chính sách đối ngoại.
1/7 : Hiệp ước giữa Đức và Nga phân chia một số lãnh thổ tại Zambezi và Somalia (Châu Phi).
5/8 : Các hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Madagascar, và Anh đối với Zanzibar (nằm trên Ấn Độ Dương).

1891

1/5 : Bãi công của công nhân mỏ tại thành phố Fourmies, Pháp, bị đàn áp dã man bởi Quân đội.
6/5 : Sự tiếp tục của Liên minh Triple.
15/5 : Thông cáo Rerum Novarum (Những điều mới mẻ) của Giáo hoàng Leo 13 lên án Chủ nghĩa Xã hội.
11/6 : Thỏa thuận thuộc địa giữa Anh và Bồ Đào Nha.
27/8 : Chuyến thăm thành phố Cronstadt của Hạm đội Pháp. Thỏa thuận ngầm giữa Nga và Pháp về việc hợp tác với nhau khi có xung đột với nước thứ ba.
14-20/10 : Hội nghị Đảng Xã hội Dân chủ Đức diễn ra ở Erfuhrt với chương trình nghị sự mới.
Sự thành lập của Khu di dân Công Gô Pháp.

1892

18/8 : Công ước Nga Pháp về việc hỗ trợ quân sự chống lại Liên minh Triple.
Chiến sự giữa người Pháp và người Sudan bất chấp Hiệp ước Bảo hộ 1886.

1893

Sự thành lập của Hội những người theo Chủ nghĩa liên Đức.
Sự thiết lập chế độ bảo hộ của người Pháp đối với nước Lào.
Tháng 9: Thảm sát người Armenia bởi những người Thổ Nhĩ Kì và Kurds.

1894

15/3 : Hiệp ước về phân định đường biên thuộc địa giữa Pháp và Đức tại Châu Phi Xích đạo.
Tháng 7 : Sự xem xét lại những Hiệp định bất bình đẳng liên quan đến Nhật.
Tháng 8 : Chiến tranh Trung Nhật liên quan đến vấn đề Triều Tiên.
1/11 : Sự lên ngôi của Nicolas đệ Nhị tại Nga.
3/1 : Sự tăng cường sự du nhập của người Đức vào Ba Lan.
22/12 : Vụ việc Đại úy Dreyfus xung quanh việc để lộ những tài liệu bí mật của người Pháp cho người Đức. Vụ việc này có nguồn gốc sâu xa từ sự căm thù người Đức của người Pháp và Chủ nghĩa Bài Do Thái, nó gây chia rẽ sâu sắc xã hội Pháp lúc đó giữa hai phe ủng hộ và không ủng hộ Dreyfus.

1895

17/4 : Hiệp ước Shimonoseki cho phép Nhật chiếm đóng Đài Loan.
16/6 : Sự ra đời của Liên bang Tây Phi thuộc Pháp.
21/6 : Lễ khánh thành Kênh “Hoàng đế Guillaume” nối liền Baltic và Biển Bắc.
1/10 : Nữ hoàng Madagascar Ranavanola chấp nhận sự bảo hộ của người Pháp.

1896

1/3 : Sự thất bại của Ý trong trận Adoua, Ethiopia, với Quân đội của vương quốc này.
6/8 : Madagascar trở thành thuộc địa Pháp.
5-9/10 : Chuyến thăm của Nga hoàng Nicolas đệ Nhị đến Paris.
Tháng 10 : Ý bỏ Ethiopia, nhưng giữ lại Eritrea, một nước thuộc Châu Phi.
26/11 : Đức chi một ngân sách lớn cho Hải quân.

1897

10/4 : Hy Lạp tấn công Thổ Nhĩ Kỳ.
3/6 : Đình chiến Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.
18-31/8 : Chuyến viếng thăm Nga của Tổng thống Pháp Félix Faure.
29-31/8 : Hội nghị Basel, Thụy Sĩ, tuyên bố thành lập Chủ nghĩa Do Thái.
11/1897-4/1998 : Sự thiết lập tô giới của các nước Châu Âu tại Trung Quốc.
4/12 : Hòa ước hòa bình giữ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

1898

Sự soạn thảo “Kế hoạch Schilieffen” (tên một thống chế quý tộc) của người Đức đối với nước Pháp trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Kế hoạch này được thông qua năm 2005.

Tháng 3 : Người Nga tỏ vẻ nhường lại cảng Lữ Thuận và Liêu Đông, Mãn Châu, cho Nhật.
8/3 : Tahiti và Quần đảo Leeward (tiếng Pháp îles Sous-le-Vent) trở thành lãnh thổ của Pháp tại Nam Thái Bình Dương.
28/3 : Bỏ phiếu thông qua Luật Hải quân tại Đức.
24/4 : Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ (thiết lập sự bảo hộ của Mỹ tại Cu Ba, cùng sự thôn tính Puerto Rico, Philippines và đảo Hawaii).
2/9 : Chiến thắng của Quân đội Anh tại Soudan.
10/9 : Nữ hoàng Áo Elisabeth bị ám sát.
6/11 : Những người Ottoman rút khỏi Crete, một hòn đảo lớn nhất của Hy Lạp
3/12 : Khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Anh và Pháp tại Fashoda, một vị trí quân sự tiền tiêu tại Soudan. Kết quả là người Pháp phải nhượng bộ.

1899

19/1 : Sự thống nhất quản lý chung của Anh và Ai Cập đối với Soudan.
Tháng 2 : Người Philippine từ chối dự thảo sát nhập vào Mỹ.
18/5-19/7 : Hội nghị Quốc tế đầu tiên tại La Haye nhằm đưa ra những quy định về vấn đề nhân đạo trong chiến tranh.
Tháng 9 : Người Mỹ tham gia vào phân chia vùng ảnh hưởng của các nước phương Tây tại Trung Quốc.
12/10 : Cuộc chiến Boer. Gabon bị sát nhập vào Công Gô thuộc Pháp. 

1900

4/5: Sự ra đời của Liên minh Áo – Đức.
21/5 : Nga thôn tính Mãn Châu.
13/6 : Sự nổi dậy của phong trào Nghĩa hòa Đoàn chống lại những thế lực nước ngoài.
30/7 : Vua Ý Alberto đệ Nhất bị ám sát và thay thế bởi Victor-Emmanuel đệ Tam (tới năm 1946).

1901

22/1 : Nữ hoàng Anh Victoria mất, vua Edward 7 thay thế.

1902

Tháng 1 : Liên minh Nhật – Anh nhằm chống lại Nga.
20/5 : Người Mỹ thừa nhận sự độc lập của Cuba.
31/5 : Hiệp ước Vereeniging, kết thúc Cuộc chiến Boer.
Cameroon trở thành thuộc địa thuộc Đức.
Sự ra đời của Sinn Féin, lực lượng chính trị chủ yếu trong quá trình giành độc lập của người Ai Len.

1903
Tháng 5 : Chuyến thăm Pháp của vua Anh Edward 7.
11/6 : Xéc Bi, vua Alexander đệ Nhất, hoàng hậu, thủ tướng và bộ trưởng chiến tranh bị ám sát bới các sĩ quan nổi dậy. Vua Piter đệ Nhất lên nối ngôi.
8/10 : Hiệp ước thương mại Trung Nhật.
24/11 : Sự mở của thông thương tại cảng Lữ Thuận.
Người Mỹ nắm quyền kiểm soát kênh đào Panama.

1904

11/2 : Bắt đầu Cuộc chiến Nga – Nhật.
8/4 : “Entente Cordiale”, chuỗi các thỏa thuận kí kết giữa Anh và Pháp về các vấn đề thuộc địa, ngoại giao… của hai nước.
30/5 : Sự cắt đứt ngoại giao giữa Nga và Vatican.

1905

22/1 : Ngày Chủ Nhật đẫm máu ở Saint Petersburg khiến khoảng 1000 người chết. Hàng ngàn công nhân do cha cố Gapon dẫn đầu đã biểu tình một cách hòa bình nhằm gửi thông điệp tới Nga hoàng. Tuy nhiên, Nga hoàng đã cho cảnh sát thẳng tay xả súng vào đoàn người.
21/3 : Thời gian đi nghĩa vụ quân sự ở Pháp giảm xuống còn 2 năm.
31/3 : Diễn văn Tangier. Đây là bài diễn văn của vua Wuilhelm đệ Nhị, vua cuối cùng của người Đức, bày tỏ thái độ nền độc lập của Ma Rốc.
Tháng 3 : Khủng hoảng Quốc tế (Khủng hoảng Tangier) giữa các cường quốc phương Tây do những bất đồng về vấn đề Ma Rốc. Người Đức lên án Pháp gia tăng địa vị tại quốc gia này, và yêu cầu Pháp thực hiện các chính sách mở cửa để họ có thể đặt chân vào thị trường này. 13 nước đã ủng hộ Pháp, trong khi chỉ có Áo Hung là ủng hộ Đức.
7/6 : Na Uy giành độc lập từ Thụy Điển.
27/6 : Sự nổi dậy của các thủy thủ trên thiết giáp hạm Potemkim của Hạm đội Biển Đen Nga chống lại các sĩ quan.

1906

16/1-7/2 : Hội nghị Algeciras diễn ra tại thành phố cùng tên của Tây Ban Nha, Đức thừa nhận một số quyền của Pháp tại Ma Rốc.
Tháng 5 : Sự ra đời của Hạ viện (Duma) Nga.

1907

31/8 : Kí kết thành lập Liên minh Entente giữa Anh, Pháp, Nga chống lại Liên minh Triple của Đức, Áo, Ý.
18-24/8 : Hội nghị Quốc tế Cộng sản diễn ra tại Stuttgart, Đức, ra tuyên bố phản đối chiến tranh.

1908

24/7 : Sự nổ ra của cuộc Cách mạng “Những người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ” do Enver Pasha, một sĩ quan trẻ của Đế chế Ottoma, lãnh đạo nhằm chống lại chế độ quân chủ ở Ottoma, cũng như đòi sửa đổi hiến pháp.
22/9 : Sa hoàng Ferdinand đệ Nhất tuyên bố nền độc lập của Bulgaria.
24/9-24/11 : Vụ việc Casablanca. Đây là sự tranh chấp pháp lý giữa những nhà cầm quyền Pháp tại Ma Rốc và Lãnh sự quán Đức tại đây.
5/10 : Áo – Hung thôn tính Bosnia và Herzegovina.

1909

11/4 : Sự thành lập của Công ty Dầu khí Anh.
11/5 : Sự ra đời của Liên hiệp Nam Phi.
19/5-4/9 : Sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Nicaragua, Trung Mỹ.
23/12 : Albert đệ Nhất trở thành vua của nước Bỉ.

1910

28/8 : Nhật Bản thôn tính Triều Tiên.
5/10 : Sự ra đời của nền Cộng hòa tại Bồ Đào Nha.
20/11 : Cách mạng Mê Hi Cô.

1911

14/2 : Cách mạng Tân Hợi và sự thiết lập của Chế độ Cộng hòa tại Trung Quốc.
1/7 : Khủng hoảng Agadir hay còn gọi là Khủng hoảng Ma Rốc lần thứ hai gia tăng căng thẳng giữa các cường quốc phương Tây với nhau bởi sự triển khai Pháo hạm Panther của Đức tại cảng Agadir.
29/9/1911-18/10/1912 : Chiến tranh giữa Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, Tripoli và Li Bi được nhượng lại cho Ý.
4/11 : Các thỏa thuận liên quan đến Ma Rốc và Công Gô.

1912

9-16/8 : Chuyển viếng thăm của Poincaré đến Nga và Hiệp ước Nga Pháp.
18/10 : Chiến tranh Ban Căng lần thứ Nhất giữa một bên là Xéc Bi, Bulgaria, Hy Lạp và Montenegro với Thổ Nhĩ Kỳ.
24-25/10 : Hội nghị Quốc tế Cộng sản diễn ra tại Basel, Thụy Sĩ, phản đối chiến tranh.
28/11 : Sự ra đời của Nhà nước Albania.
Sự gia hạn của Liên minh Triple.
Đức công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Ma Rốc.
Tháng 11 : Thỏa thuận giữa Anh và Pháp thể hiện một bước tiến vượt bậc của Liên minh Entente. Nội dung của nó đề cập tới hợp tác hải quân giữa 2 nước này.

1913

21/1 : Đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện bởi “Những người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ”.
1/6 : Chiến tranh Ban Căng lần thứ Hai, giữa Xéc Bi, Hy Lạp, Rumania và Thổ Nhĩ Kỳ với Bulgaria.
19/7 : Thời gian đi nghĩa vụ quân sự tăng lên 3 năm tại Pháp.
10/8 : Hòa ước Bucharest kết thúc Chiến tranh Ban Căng lần thứ Hai.
11 : Bài diễn thuyết của Gandhi về không bạo lực. 
Trung Kiên
Theo Đất Việt

Quảng Nam: Nội bộ lủng củng, 10 bác sĩ bỏ việc

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vừa cho biết có 10 bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam xin nghỉ việc. Nguyên nhân là do “nội bộ lủng củng”.

Trong số các bác sĩ xin nghỉ việc có 3 người có trình độ Thạc sĩ, nhiều bác sĩ đang đảm nhiệm chức vụ phó khoa của BV Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam. Thời gian qua, tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã xảy ra nhiều sai phạm, vi phạm y đức, nhiều bệnh nhân chết oan do một số bác sĩ tắc trách, thờ ơ. Tiếp đến là lãnh đạo Bệnh viện gây mất đoàn kết nội bộ, mất dân chủ nhưng vẫn không bị xử lý dứt điểm, dẫn đến tình trạng các bác sĩ không còn niềm tin vào lãnh đạo BV. “Sống trong môi trường nặng nề thế này chúng tôi không làm việc chuyên môn được”, một bác sĩ vừa xin nghỉ việc nói.

Được biết, số đơn xin nghỉ việc này đã được nộp từ tháng 9 đến tháng 10/2011. Đến nay đã hết thời hạn theo quy định về nghỉ việc (sau 45 ngày kể từ ngày nộp đơn), tuy nhiên lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Quảng Nam vẫn chưa có hướng giải quyết. Vì lý do này, một phó khoa ngoại tổng hợp đã tự ý nghỉ việc, ra làm cho một bệnh viện tư nhân ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam.

Theo Sở Y tế Quảng Nam, chỉ trong vòng 4 năm qua đã có đến 44 bác sĩ, cán bộ ngành y tế trong tỉnh bỏ việc ra làm tư nhân, phần lớn trong số này đều có trình độ đại học, sau đại học. 
Hồng Sơn
Theo Đất Việt

3.000 tỷ đồng phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Đây là số tiền để triển khai Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” do Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thực hiện từ 2010 đến 2020.


Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” với sự hợp tác của MOET, MOST và IAEA có mục tiêu chung nhằm đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đảm bảo về số lượng chất lượng; đáp ứng yêu cầu phát triển ứng dụng an toàn an ninh năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời tăng cương tiềm lực khoa học và công nghệ.

Với tổng kinh phí  3.000 tỷ đồng (trong đó ngân sách Nhà nước 2.000 tỷ đồng, còn lại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam), đến nay Đề án đã thực hiện được một số bước cơ bản như: Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng Trung tâm thông tin ngành năng lượng nguyên tử do Tập đoàn “ Rosatom” (LB Nga) hỗ trợ đặt tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo kế hoạch, đến tháng 4/2012 trung tâm này sẽ đi vào hoạt động.  Ngoài ra, theo Chương trình của đề án, trong năm 2010, 29 sinh viên thuộc một số trường Đại học trên cả nước đã được cử đi học ở Liên bang Nga với chuyên ngành “Nhà máy điện hạt nhân- thiết kế, vận hành và kỹ thuật”. Trong năm nay, 48 sinh viên đã được tuyển sinh và chuẩn bị làm thủ tục đi học ngành năng lượng nguyên tử tại Liên bang Nga.
Theo bee.net

'Mật ong bẩn' Trung Quốc ồ ạt ‘đổ bộ’ thị trường Mỹ

Một lượng lớn sản phẩm mật ong chứa nhiều dư lượng kháng sinh và kim loại nặng có nguồn gốc Trung Quốc đang xâm nhập vào thị trường Mỹ.

Theo Thời báo Los Angeles, số mật ong chứa độc tố này đã được tuồn sang Ấn Độ, dán mác “Made in India” và tìm cách len lỏi vào thị trường Mỹ.
Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ mới đây cho biết, các tháng đầu năm 2011, lượng lớn mật ong Ấn Độ có trị giá 60.000.000 bảng Anh được nhập khẩu vào Mỹ. Nhưng qua kiểm tra thực tế, phần lớn trong số này được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó tuồn vào Ấn Độ, nhằm tránh thuế của Mỹ.

Theo Thời báo Los Angeles, mật ong chứa nhiều chất kháng sinh và kim loại nặng có nguồn gốc Trung Quốc đang ào ạt xâm nhập thị trường Mỹ. Ảnh minh họa.

Hiệp hội này khẳng định, việc nhập khẩu ồ ạt lượng mật ong kém chất lượng gây thiệt hại cho những người nuôi ong thương mại tại địa phương, đặc biệt là vùng thượng New York, thậm chí kéo tụt giá bán buôn của mặt hàng này nói chung trên thị trường. Mới đây, 60 container mật ong trên toàn nước Mỹ đã được tiến hành giám định chất lượng. Kết quả cho thấy, phần lớn trong số đó đã trải qua công đoạn siêu lọc. Công đoạn này khiến sản phẩm sạch hơn và kéo dài tuổi thọ trên thị trường. Nhưng mục đích lớn nhất của những kẻ làm ăn phi pháp này là che giấu sự tồn tại của các tạp khuẩn có độc trong mật ong.

Theo Đất Việt

Honda 'tung' Future thế hệ mới, giá 30 triệu đồng

Công ty Honda Việt Nam (HVN) vừa tung ra thị trường hai phiên bản xe Future 125cc: một sử dụng chế hòa khí truyền thống và một trang bị hệ thống phun xăng điện tử PGM-FI.
Theo người tiêu dùng, phiên bản Future thế hệ mới không có nhiều cải thiến mang tính đột phá về mặt mẫu mã, nhưng lại khiến khách hàng ngạc nhiên ở mức độ tiết kiệm nhiên liệu.

Honda 'tung' Future thế hệ mới, giá 30 triệu đồng. Ảnh: Vneconomy

Về thiết kế, xe được thay đổi cơ bản về khung sườn tạo nên sự đầm chắc trong khi vận hành và mang đến nhiều không gian hơn. Với việc điều chỉnh khung xe, hộc đựng đồ của Future mới có dung tích lớn, có thể đặt được một mũ bảo hiểm cả đầu và các vật dụng cá nhân khác. Đồng thời, dung tích bình xăng cũng được cải thiện lên đến 4.6l bên cạnh thiết kế khoảng trống hợp lý giữa thân xe tạo nên những dòng khí lưu chuyển, làm mát động cơ hiệu quả và mang lại sự thoải mái tối ưu cho người lái và người ngồi sau.

Bên cạnh đó, điểm mới đáng kể ở thế hệ lần này có lẽ là khả năng tiết kiệm nhiên liệu được nhà sản xuất công bố. Đại diện Honda Việt Nam cho biết, Future 125 bản phun xăng điện tử chỉ có mức tiêu thụ nhiên liệu hơn 1,2 lít/100km khi vận hành theo điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn và ở tốc độ 50km/h không đổi, theo đó có thể tiết kiệm nhiên liệu được 7,6% so với thế hệ trước.

Mẫu xe này có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 92,5%; được giới thiệu ra thị với 5 màu bao gồm đen, trắng, xanh, đỏ và nâu với giá bán lẻ đề xuất như sau: Future 125cc phiên bản chế hòa khí (phanh đĩa, vành nan hoa) là 24,5 triệu đồng. Future FI phanh đĩa, vành nan hoa là 28,990 triệu đồng; và phanh đĩa, vành đúc là 29,990 triệu đồng. Cả hai phiên bản này sẽ chính thức có mặt trên thị trường toàn quốc kể từ ngày 15/11.

Cũng như các mẫu xe khác của Honda Việt Nam, Future thế hệ mới bảo hành 2 năm hoặc 20.000 km cùng 6 lần kiểm tra định kỳ miễn phí.
Theo Đất Việt

Hotgirl Elly Trần ‘tẩu hỏa nhập ma’ trước siêu mẫu Bình Minh

“Có những ngày quay nhiều lần, Elly Trần phải thay đổi cách nhìn của mình với anh Minh liên tục, có lúc tưởng như bị tẩu hòa nhập ma luôn”, Elly Trần chia sẻ.

Đó là vai diễn mới của Elly Trần cùng diễn viên, siêu mẫu Bình Minh trong phim truyền hình Khát vọng thượng lưu mới hoàn thành và sẽ được lên sóng VTV3 từ ngày 20/11. Trong phim Elly Trần thủ vai An, một cô tiểu thư ngây thơ, hồn nhiên, sống hết mình cho lý tưởng tuổi trẻ. An yêu đơn phương với Tâm Mập (diễn viên Hiếu Hiền thủ vai) từ khi còn học cấp một do Tâm Mập đã xả thân cứu cô bé trong lần bị chó đuổi. Tuy nhiên, Tâm Mập lại yêu bạn thân của An. Trong khi đó, vô tình có một người có ngoại hình giống hệt như anh ruột của An là Hoàng (diễn viên Bình Minh đảm nhiệm) đã xuất hiện. Hoàng có khát vọng bước chân vào thế giới thượng lưu bằng âm mưu lừa gạt tình cảm của tiểu thư một tập đoàn mỹ phẩm danh giá là An – nhân vật Elly Trần thể hiện.
Hình ảnh Elly Trần cùng diễn viên, siêu mẫu Bình Minh trong phim truyền hình Khát vọng thượng lưu.
Trong lúc quá đau khổ vì Tâm Mập đã tỏ tình với bạn thân của mình, An rơi vào bế tắc. Lúc đó, người duy nhất bên cạnh sẻ chia và lắng nghe An chỉ có Hoàng. Sự ân cần, chu đáo của Hoàng đã dần chiếm được tình cảm của An. Trong khi An đang ra sức bảo vệ tình yêu của mình, dốc hết sức giúp đỡ Hoàng qua mặt ba mẹ để Hoàng có thể làm việc và sống bên cạnh mình dưới vị trí của anh trai mình thì Hoàng vẫn toan tính những kế hoạch nhằm thôn tính công ty của gia đình An. Lúc An được biết sự thật phũ phàng đó, cũng chính là lúc Hoàng nhận ra mình đã yêu An hơn tất cả những thứ tiền bạc, danh vọng mà anh đang tìm kiếm.
Trong phim Bình Minh sẽ đóng hai vai, vừa là anh ruột vừa là bạn trai của An - Elly Trần.
Điều đặc biệt là trong phim Khát vọng thượng lưu, diễn viên, siêu mẫu Bình Minh sẽ đóng hai vai, một là Phong, anh ruột của An, hai là Hoàng, bạn trai của An. Đó lại chính là điều khó khăn của Elly Trần trong dự án phim này. Elly Trần chia sẻ: “Có những ngày quay nhiều lần, Elly Trần phải thay đổi cách nhìn của mình với anh Minh liên tục, có lúc cảm giác sắp tẩu hòa nhập ma”. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của mình, Elly Trần cũng hoàn thành vai diễn của mình và thuyết phục được các thành viên của đoàn làm phim.
Elly Trần tỏ ra rất phấn chấn trước khi bộ phim chính thức phát sóng. “Elly Trần rất vui khi tham gia dự án phim Khát vọng thượng lưu. Thật may mắn vì Elly được diễn chung với các anh chị diễn viên gạo cội, nhiều kinh nghiệm. Họ đã giúp đỡ rất nhiều cho Elly Trần trong quá trình làm phim”, Elly Trần tâm sự.
Diễn viên Hiếu Hiền trong phim được An yêu đơn phương.
Elly Trần cũng nói thêm: “Chỉ còn vài ngày nữa là phim lên sóng, Elly đang rất hồi hộp chờ đợi. Trước đó, Elly Trần có tham gia vài phim truyền hình nhưng theo lịch chiếu thì Khát vọng thượng lưu là phim truyền hình đầu tiên của Elly Trần tham gia được phát sóng. Elly Trần rất mong nhận được sự ủng hộ và những đóng góp thẳng thắn của khán giả để Elly Trần tự tin hơn trong những dự án sắp tới”.

Dưới đây là một số hình ảnh Elly Trần và Bình Minh trong bộ phim sắp phát sóng:
Một vài cảnh quay Elly Trần trong phim.
Diễn viên, siêu mẫu Bình Minh một mình đóng cả hai vai làm khó Elly Trần.
Hiện tại, Elly Trần đang tham gia bộ phim Tiểu thư vào bếp. Phim sẽ hoàn thành vào đầu tháng 12 tới và dự kiến sẽ lên sóng vào đầu năm 2012. Sau khi hoàn tất bộ phim này, Elly Trần sẽ thực hiện quảng cáo cho một nhãn hàng thời trang quốc tế ở Thái Lan và Nhật Bản. 
Thanh Phạm
Theo Đất Việt

Tin nóng: Vịnh Hạ Long được công nhận là kỳ quan mới bởi New Open World

Tổ chức New Open World đã công bố Vịnh Hạ Long là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới vào lúc 19h07 (giờ GMT) ngày 11/11 tức 2h07 ngày 12/11/2011 tại Việt Nam.



Tổ chức New Open World đã tổng kết và công bố kết quả 7 ứng cử viên được bầu chọn nhiều nhất toàn cầu qua internet và tin nhắn điện thoại di động để trở thành Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Được hàng trăm triệu phiếu bầu, 7 ứng cử viên được lựa chọn gồm có: Amazon, Vịnh Hạ Long, Thác Iguaza, Đảo Jeju, Công viên Komodo, Sông ngầm Puerto Princesa, Núi Bàn.
Kết quả công bố qua website: http://www.new7wonders.com/.
Trong thư chúc mừng của New Open World có đoạn viết: “Hôm nay chúng tôi thông báo kết quả tạm thời vòng một (first count provisional results) của cuộc bầu chọn toàn cầu lần thứ hai của thế giới – 7 Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới. Các bạn, những người hỗ trợ, ủng hộ trên toàn thế giới của Vịnh Hạ Long đã thực hiện tuyệt vời công tác vận động”.


Vào lúc 11h11 (giờ GMT) ngày 11/11/2011 tức 18h11 ngày 11/11 giờ Việt Nam, Tổ chức N7W đã chính thức kết thúc tất cả các hình thức bầu chọn chính thức xác nhận tin này trên website New7Wonders.com. Theo đó tất cả các phiếu bầu qua điện thoại cũng sẽ không được tính sau 11h11 phút. Bộ phận kĩ thuật sẽ tính toán tổng kết phiếu bầu các hình thức đến 19h07 phút (giờ GMT) tại trụ sở của Tổ chức New Open World tại Zurich - Thụy Sĩ, kết quả bước đầu này đã được công bố qua website: http://www.new7wonders.com/. Đây là kết quả tính toán sơ bộ bước đầu nên tổ chức sẽ chỉ công bố trong nội bộ mà không có lễ thông báo tới báo chí, sau đó đưa tin tại Phòng Thông tin của Tổ chức New Open World (NEWS ROOM). Các kết quả bước đầu còn phải qua một cuộc kiểm toán bởi nhưng công ty độc lập trước khi số phiếu chính thức được tính. Thời gian tối đa là ba tháng.
Vịnh Hạ Long, một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới
Trong những tuần tiếp theo, 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới chiến thắng sẽ tổ chức Lễ đón nhận chính thức danh hiệu. Đây sẽ là một sự kiện trọng đại bao gồm nghi lễ đón nhận Bằng công nhận 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới chính thức do Chủ tịch sáng lập Bernard Weber trao tặng.


Để chúc mừng Vịnh Hạ Long và chúc mừng chặng đường bốn năm qua của công tác quảng bá và vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trong và ngoài nước, vào 19h30 ngày 12/11 tại Quảng trường Cách Mạng tháng 8 (phía trước Nhà hát Lớn Hà Nội), Bộ VHTT&DL sẽ tổ chức chương trình Đêm Dạ hội chào mừng 4 năm cuộc vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Đêm hội sẽ là dịp đánh giá, nhìn lại chặng đường 4 năm qua và tri ân đối với sự hưởng ứng, ủng hộ của cả nước và bạn bè quốc tế đối với Vịnh Hạ Long. Chương trình có sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên và người dân thủ đô và sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120 km, rộng 1.553 km2 với 1.969 hòn đảo nhỏ. Một số đảo rỗng với các hang động lớn, các đảo khác là nơi sinh sống của ngư dân. Nơi đây có đến 200 loài cá và 450 loại động vật thân mềm.
Di tích quốc gia vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Lần một vào ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được công nhận về giá trị thẩm mỹ. Ngày 2/12/2000, vịnh được công nhận về giá trị địa chất, địa mạo.
Tiểu Phong
Theo DATVIET
Tags: ket qua binh chon 7 kỳ quan mới cua the gioi, 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, Vinh Ha Long duoc cong nhan 1/7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Đừng sống với tâm trạng chống lũ


Lũ lụt ở ĐBSCL năm nay lớn chưa bằng năm 2000 nhưng đang làm cho nhiều người lo vì gây thiệt hại nhiều. Chúng tôi đã phỏng vấn TS LÊ ANH TUẤN - Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ - xoay quanh vấn đề này.

Thưa ông, có phải vì năm nay mưa bão và triều cường nhiều nên lũ lụt ở ĐBSCL lớn như vậy?


TS Lê Anh Tuấn: Năm nay, số lượng các cơn bão không nhiều hơn so với trung bình nhiều năm trước, nhưng đặc điểm của các trận bão năm nay đều là bão lớn và đến với vùng biển và đất liền nước ta rất dồn dập trong một khoảng thời gian ngắn. Cụ thể từ cuối tháng 7 đầu tháng 8, trận bão số 3 (bão Nock-ten) với cường độ gió và gây mưa rất lớn ở vùng phía Tây dãy Trường Sơn và nước lũ lớn đổ vào sông Mekong, đoạn hạ Lào. Sau đó, 3 trận bão lớn gần như lần lượt xếp hàng vào nước ta là cơn bão số 4 (bão Haitang), bão số 5 (bão Nesat), bão số 6 (bão Nalgea) trong  thời gian chưa đến một tuần. Mưa lớn, nước tập trung nhanh và đổ xuống đồng bằng trùng với thời kỳ triều cường nên gây lũ lớn.

Nhưng mực nước thực tế không cao hơn lũ năm 2000, vậy sao lại bị thiệt hại nặng về lúa và đê bao như vậy?

Đúng vậy, nếu so sánh với năm 2000 thì lượng nước lũ năm 2011 chỉ tương đương khoảng 75 – 85% tổng lượng nước. Đến nay, chúng tôi chưa có đủ dữ liệu để so sánh mức độ thiệt hại giữa 2 năm lũ này vì tính chất và diễn biến của 2 trận lũ là khác nhau xa, nhưng cũng dễ thấy là diện tích lúa bị ngập và số đoạn đê bao bị vỡ năm nay là đáng kể.

Lý do dễ hiểu nhất là năm nay diện tích lúa vụ 3 và chiều dài các đê bao tăng lên rất nhiều so với năm 2000 khiến dòng chảy bị thu hẹp do diện tích thoát lũ ít hơn năm 2000. Nhiều nơi, qua quan sát thực địa và trao đổi trực tiếp với nông dân địa phương, nhiều người đều có nhận định là dòng nước lũ năm nay chảy mạnh hơn và dâng cao nhanh hơn. Ngoài ra, chúng tôi thấy hệ thống đê bao chống lũ nhiều nơi là không vững chắc, một phần vật liệu làm đê rất đơn giản, chủ yếu là đất đắp tại chỗ, thiếu đầm chặt và một phần các địa phương chủ quan qua nhiều năm không có lũ lớn nên việc gia cố bờ bao không được chú trọng lắm.

Trong đợt khảo sát lũ lụt tại Đồng Tháp và An Giang vừa rồi, ông có nói chỉ nên làm lúa vụ 3 ở vùng đất không trũng, có phải do tác hại của đê bao hay không?

Bản thân đê bao là một trong những cách ngăn lũ để tăng vụ, nhưng theo tôi, khi quyết định gia tăng diện tích canh tác vụ 3, chúng ta nên xem xét những vùng nào nên làm lúa vụ 3 như các vùng có địa hình tương đối cao, vùng gò. Còn những vùng trũng sâu trong vùng Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên nên được lưu ý, cần giới hạn việc mở rộng diện tích lúa vụ 3 lại vì thực chất đây là những vũng trũng tự nhiên của ĐBSCL có chức năng chứa và điều tiết lũ cho cả vùng châu thổ. 

Nhưng nếu như ta chủ động lịch thời vụ, làm lúa sớm và thu hoạch xong rồi xả lũ như Cần Thơ đã làm với gần 53.000 ha lúa vụ 3 năm nay thì nông dân vẫn được lợi cả lúa và phù sa chứ?

Cần Thơ và các tỉnh lân cận không phải là vùng đầu nguồn  ĐBSCL. Ở đây đất cao hơn và lũ đến trễ hơn nên việc làm lúa sớm khá phù hợp. Tuy nhiên cũng không thể đẩy thời vụ canh tác lúa (vụ hè thu) sớm hơn nhiều nữa vì sẽ đụng vào đầu mùa mưa, thường có rủi ro do hạn đầu vụ. Nông dân Cần Thơ không làm nhiều vụ 3 vì ở thời điểm tháng 9 lũ đã tràn về nhiều vùng này, tháng 9 cũng là tháng có triều cường lớn nhất trong năm. Kinh nghiệm những năm trước đây, các vùng giữa có mức ngập lụt gia tăng, mặc dầu các năm đó không phải là năm lũ lớn.

Cách giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là do các tỉnh đầu nguồn làm đê bao khép kín quá nhiều khiến nước dồn cho các vùng giữa và vùng dưới nhiều hơn. Nông dân Cần Thơ rất có lý khi để đất nghỉ cho vụ 3 để tích lũy phù sa cho vụ đông xuân tới.

Như vậy, theo ông là nếu tính đủ chi phí cả về kinh tế và môi trường thì trong phát triển bền vững vẫn không nên bao đê triệt để làm lúa vụ 3 trong mùa lũ ở ĐBSCL?

Bấy lâu nay nhiều người tính lời – lãi trong canh tác lúa thường rất đơn giản là lấy số tiền mà nông dân bỏ ra cho canh tác lúa và sau đó so sánh với số tiền họ bán được lúa để tính lời lỗ. Cách tính này đã không xem xét đầy đủ các chi phí khác mà xã hội phải bỏ ra để làm đê bao, số người phải huy động để chống lũ, các xói lở, phá hoại công trình do dòng chảy lũ tự nhiên bị cưỡng bức thu hẹp và các gián đoạn hoạt động khác.

Người dân vùng ĐBSCL từ xưa đã nổi tiếng với khẩu hiệu “sống chung với lũ”, họ rất bình thản với “mùa nước nổi” như một nhịp sống đặc thù hằng năm. Nay, một khi bị chuyển sang trạng thái “sống với tâm trạng chống lũ”  thì khi đó, quan hệ giữa con người và thiên nhiên là từ sự hòa hợp chuyển sang đối đầu. Không nên lấy chiến lược “chống lũ” như là một biện pháp công trình chính yếu vì tổn thương về kinh tế - xã hội và môi trường ở quy mô tổng thể có thể sẽ phải nặng hơn, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu với những bất thường khó lường được đang diễn ra.

Thưa ông, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ đang làm gì với vấn đề này?

Chúng tôi cùng những nhà khoa học khác tiếp tục nghiên cứu các diễn biến khí tượng và thủy văn khu vực để có những cơ sở khoa học trong định hướng các giải pháp thích ứng tốt nhất cả về mặt sản xuất, đời sống, sinh kế và bảo vệ môi trường thiên nhiên cho người dân vùng ĐBSCL, không chỉ cho điều kiện hiện tại mà còn hướng đến tương lai xa hơn.1

Xin cảm ơn ông.

            HUỲNH KIM thực hiện
Theo Tiasang.com.vn

Chứng khoán 24h: HNX-Index rớt thảm chưa từng có



Sau nhiều ngày giảm điểm liên tiếp, chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội trong ngày hôm nay (10/11) đã chính thức xác lập đáy thấp nhất trong lịch sử giao dịch với mức đóng cửa dưới 64 điểm, cùng với đó Vn-Index lại có thêm một phiên trượt giảm về mốc 400 điểm.
Trên thế giới, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên làm việc đêm qua lại cùng nhau quay đầu đi xuống, khi lợi suất trái phiếu Chính phủ của Italy tăng mạnh báo hiệu khủng hoảng nợ châu Âu đang ngày một xấu đi.

Cùng đà giảm với thế giới, thị trường chứng khoán trong nước sáng nay đã tiếp tục trượt dài, khi sự hứng khởi từ dòng vốn bắt đáy thị trường đã hoàn toàn tan biến. Thay vào đó là không khí hoảng loạn và lo sợ của giới đầu tư. Giao dịch rơi vào thế bị tắc, chỉ số trên cả hai sàn có thêm một phiên thảm hại. Đặc biệt, chỉ số HNX-Index lao xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Cụ thể, tại sàn TP.HCM, thị trường tiếp tục mở phiên trong diễn biến thiếu tiêu cực. Hoạt động mua bán trên sàn khá mờ nhạt, các cổ phiếu liên tiếp chìm trong sắc đỏ. Chỉ số Vn-Index rơi xuống mức 402,47 điểm, giảm 2,72 điểm, tương đương 0,67 %. Khối lượng giao dịch đạt 1,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương 19,11 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường tái hiện khung cảnh giao dịch mệt mỏi và nhàm chán. Không khí bi quan lan ra khắp thị trường, khiến sắc đỏ không ngừng phủ kín bảng điện tử, số mã tăng điểm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều nhà đầu tư hoang mang và chọn giải pháp bán tháo cổ phiếu để rút lui khỏi thị trường. Động thái này khiến khoảng cách giảm điểm ngày càng được nới rộng, có lúc chỉ số Vn-Index đã xuyên thủng mốc 400 điểm.

Đặc biệt, tất cả các cổ phiếu có vốn hoá lớn, đóng vai trò trụ cột trong phiên hôm nay đều đứng ở mức tham chiếu và giảm giá. Thanh khoản trên sàn theo đó chưa thế cải thiện mà tiếp tục đứng ở mức thấp.

Chốt phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index lao xuống mốc 401,03 điểm, giảm 4,16 điểm, tương đương 1,03 %. Khối lượng giao dịch đạt 25,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 511,98 tỷ đồng. Toàn thị trường có 36 mã tăng giá, 66 mã đứng giá và có đến 203 mã giảm giá.

Cùng xu hướng, bên sàn Hà Nội, giao dịch cũng diễn ra khá mờ nhạt, khiến các cổ phiếu trên sàn không ngừng đi xuống. Hoạt động mua bán vẫn chậm chạp và buồn chán, khi các nhà đầu tư tỏ ra thờ ơ với thị trường. Nhiều cổ phiếu được bán ra mạnh, khiến chỉ số HNX-Index có thêm một phiên trượt giảm. Với mức đi xuống này, chỉ số HNX-Index được ghi nhận là rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Kết thúc ngày làm việc, chỉ số HNX-Index chỉ còn 63,82 điểm, giảm 0,78 điểm, tương đương 1,21 %. Khối lượng giao dịch đạt 28,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 258,98 tỷ đồng. Toàn thị trường có 63 mã tăng điểm, 36 mã đứng giá và 191 mã giảm điểm.

Theo nhận định nhiều chuyên gia, trong bối cảnh thị trường đang hỗn loạn và chưa rõ xu hướng như hiện nay, các nhà đầu tư nên chưa nên vội tham gia giao dịch, mà hay đứng ngoài chờ đợi xu hướng, để tranh những rủi ro.
Theo VnMedia

Steve Jobs được đề cử Nhân vật của năm



Vào cuối mỗi năm, Tạp chí Time (Time magazine) của Mỹ lại bầu chọn Nhân vật của năm. Năm nay, Steve Jobs dường như là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.
Nhà đồng sáng lập huyền thoại của Apple đã được đề cử bởi Brian Williams của kênh tin tức NBC Nightly News. Nếu Jobs được chọn, đây sẽ là lần đầu tiên danh hiệu Nhân vật của năm được trao cho một người đã qua đời.

"Hãy nhìn cách ông ấy thay đổi thế giới xung quanh chúng ta. Ông đã cho chúng ta thấy điều gì có thể xảy ra khi nhìn vào một miếng nhựa hoặc thủy tinh và những ngón tay của bạn. Thật kỳ diệu!" - ông Williams phát biểu trong lời đề cử của mình.

Đề cử của Williams là hoàn toàn có cơ sở khi "Steve Jobs" là cái tên xuất hiện tràn ngập trên các loại phương tiện thông tin đại chúng vào cuối năm nay. Steve Jobs là trụ cột vững chắc, là biểu tượng sáng tạo của hãng sản xuất thiết bị công nghệ hàng đầu nước Mỹ và cả trên thế giới.

Jobs ra đi là một sự kiện được cộng đồng ở "bất cứ nơi nào có sản phẩm của Apple" quan tâm. Tinh thần làm việc của Steve Jobs trong những ngày cuối đời sẽ còn được nhớ đến trong nhiều ngày sắp tới.

Cùng với Steve Jobs còn có 6 người được đề cử: đứng đầu là nhà văn Seth Meyers, nam diễn viên Jesse Eisenberg, đầu bếp Mario Batali, luật sư Anita Hill, nhà vận động hành lang Grover Norquist Ứng và ứng cử viên Thượng viện Mỹ Elizabeth Warren.
VnMedia

Trực thăng tấn công OH-1 "Ninja" của Nhật Bản [+Video clip]


Ngay từ đầu những năm 1980, Cục phòng vệ Nhật Bản (JDA) đã bắt đầu cân nhắc việc chế tạo một loại trực thăng quân sự mới nhằm thay thế cho phiên bản trực thăng vũ trang hạng nhẹ OH-6D đang phục vụ trong biên chế của Lực lượng phòng thủ mặt đất của quân đội Nhật Bản.

Loại trực thăng mới này, theo yêu cầu của Cục phòng vệ Nhật Bản, phải được sản xuất bằng công nghệ trong nước, và có hai chức năng gồm truy tim và cảnh báo trinh sát.

Và đến năm 1992, tập đoàn Kawasaki đã được Cục phòng vệ Nhật Bản lựa chọn là đối tác thực hiện 60 % khối lượng công việc của một hợp đồng nghiên cứu và chế tạo trực thăng ký kết chung với hai tập đoàn công nghiệp khác là Mitsubishi và Fujitsu.

Ngay sau đó, 3 tập đoàn lớn Kawasaki, Fujitsu và Mitsubishi đã bắt tay thành lập một tổ chức nghiên cứu chế tạo có tên viết tắt là OHET nhằm chế tạo ra một loại trực thăng mới đáp ứng những yêu cầu mà quân đội Nhật đặt ra.

Kết quả của quá trình hợp tác là chiếc trực thăng  tấn công OH-1 với biệt danh “Ninja” đã ra đời.

40% trọng lượng của máy bay trực thăng Ninja này được chế tạo từ vật liệu nhựa được gia cường bằng sợi các-bon. OH-1 Ninja sử dụng rotor đúc liền trong khung đuôi.
 
OH-1 Ninja là phiên bản trực thăng được thiết kế dành cho hai người bao gồm một phi công và một pháo thủ. Mỗi thành viên trong kíp lái sử dụng 2 màn hình LCD hiển thị đa chức năng để điều khiển bay, thiết bị trinh sát và vũ khí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Sáu mẫu trực thăng loại này đã được bay thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 6/8/1996 và lô hàng đầu tiên gồm khoảng 150 đến 200 chiếc Oh1 đã được giao cho Lực lượng phòng vệ mặt đất của Nhật Bản ngày 24/1/2000.

Năm 2001, quân đội Nhật Bản tiếp tục nhận thêm 14 chiếc trực thăng OH-1 Ninja nữa để trang bị cho lực lượng phòng vệ quốc gia.


Theo VnMedia

Nga vẫn chưa tin tưởng Mỹ và NATO


 
Moscow vẫn muốn có một sự đảm bảo về mặt pháp lý rằng hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO không nhằm vào Nga bất chấp lời mời tham gia giám sát các vụ phóng tên lửa đánh chặn ở châu Âu từ phía Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua (9/11) cho hay.
Bộ Ngoại giao Nga nói: “Sự có mặt mang tính hình thức của Nga tại các vụ phóng tên lửa của Mỹ chỉ có thể được coi như một biện pháp thể hiện sự minh bạch”.
 
“Những biện pháp đó rất hữu ích nhưng nó không thể thỏa mãn được nhu cầu muốn có được sự đảm bảo rõ ràng và chặt chẽ mang tính pháp lý rằng hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu sẽ không nhằm vào các lực lượng vũ khí chiến lược của Nga.

Trước đó tại Hội nghị thượng đỉnh Lisbon tháng 11/2010, Nga và NATO đã nhất trí sẽ hợp tác trong kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu. Theo đó, NATO muốn có 2 hệ thống trao đổi thông tin độc lập giữa hai bên, trong khi Nga lại ủng hộ một hệ thống hoạt động chung.

Washington cũng đã mời Nga sử dụng hệ thống ra-đa của mình để quan sát các vụ phóng thử tên lửa đánh chặn của Mỹ.

Trong khi đó, Nga cảnh báo rằng Moscow có thể sẽ phải phát triển các biện pháp an ninh riêng nếu Mỹ và NATO tiếp tục phớt lờ những quan ngại của Moscow về kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu.

Moscow từ lâu đã phản đối kế hoạch của Mỹ và NATO trong việc thiết lập các cơ sở phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này vì cho rằng các hệ thống đó sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh nước Nga. Washington và NATO liên tục khẳng định hệ thống lá chắn tên lửa của họ ở Châu Âu là nhằm để ngăn chặn những cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Iran và Triều Tiên. Tuy nhiên, Moscow vẫn muốn Mỹ và NATO phải đảm bảo cho họ về mặt pháp lý rằng, hệ thống của họ không nhằm vào Nga. 

Theo VnMedia

Nga đối đầu với phương Tây vì Iran


Trong khi các chính phủ phương Tây đang tập hợp nhau lại để tìm cách tăng cường sức ép lên Iran bằng các biện pháp trừng phạt hà khắc hơn thì Nga kiên quyết bác bỏ khả năng trừng phạt thêm nữa nhà nước Hồi giáo. Rõ ràng, vì Iran, Nga đã chọn con đường đối đầu với các nước phương Tây.

Hôm 8/11, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã chính thức công bố một bản báo cáo về chương trình hạt nhân của Iran. Bản báo cáo này khẳng định họ có những “bằng chứng đáng tin cậy” chứng tỏ Iran đang tìm cách sản xuất các đầu đạn hạt nhân để có thể lắp đặt trên các tên lửa tầm trung Shahab-3.

Phản ứng ngay sau khi bản báo cáo trên được tung ra, Washington tuyên bố họ sẽ tìm kiếm “thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner phát biểu: "Đó là những lời cáo buộc nghiêm trọng, những lời buộc tội nghiêm trọng và Iran phải có nghĩa vụ hợp tác với IAEA theo một cách thức minh bạch và đáng tin cậy để giải quyết những mối quan ngại đó”.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama sẽ "bàn bạc với các đồng minh và đối tác để tìm cách gây áp lực hơn nữa lên Iran", ông Toner cho biết đồng thời nói thêm rằng, Washington đang xem xét “một loạt sự lựa chọn” nhằm chống lại nhà nước Hồi giáo.

"Tôi không muốn bác bỏ bất kỳ lựa chọn nào và những biện pháp trừng phạt đơn phương là có thể”, phát ngôn viên Toner nhấn mạnh.

Cùng chung quan điểm với Mỹ, Anh và Pháp đồng loạt lên tiếng bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc về khía cạnh quân sự trong chương trình hạt nhân của Iran”. Hai nước này đã khẳng định “quyết tâm sẽ tìm kiếm những biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nếu Iran không chịu hợp tác trong vấn đề hạt nhân”.

"Mục tiêu của chúng tôi vẫn là bảo đảm rằng Iran tuân thủ nghiêm túc các nghĩa vụ quốc tế”, tuyên bố chung của Anh và Pháp đã viết như vậy.

Theo Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe, việc Liên Hợp Quốc áp dụng những biện pháp trừng phạt ở “quy mô chưa từng thấy” vào lúc này là hợp lý. Vì thế, ông Juppe kêu gọi nhanh chóng tiến hành một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề hạt nhân Iran.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague, cho rằng, tranh cãi giữa phương Tây và Iran xung quanh vấn đề hạt nhân “đang bước vào giai đoạn nguy hiểm ". "Iran càng có thêm thời gian phát triển vũ khí hạt nhân thì nguy cơ về một cuộc xung đột càng trở nên lớn hơn”, ông Hague cảnh báo.

Ngoại trưởng Hague tuyên bố, chính phủ Anh sẽ sớm công bố những biện pháp trừng phạt đơn phương mà nước này áp dụng đối với ngành tài chính, dầu mỏ-khí đốt và các “thực thể, cá nhân liên quan đến chương trình hạt nhân Iran”.

Trong khi các cường quốc phương Tây sôi sùng sục tìm các biện pháp trừng phạt Iran thì Nga đã phản ứng một cách đầy tức giận với bản báo cáo của IAEA. Moscow cho rằng, bản báo cáo của IAEA chứa toàn những dữ liệu mà mọi người đều đã biết nhưng đã được bóp méo đi vì mục đích chính trị.

"IAEA đã tung hứng với các thông tin để làm sao tạo được ấn tượng rằng chương trình hạt nhân của Iran có mục đích quân sự", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Một trong những nhà ngoại giao cấp cao nhất của Nga cáo buọc, những biện pháp trừng phạt thêm nữa chỉ có thể được xem là một nỗ lực của các cường quốc phương Tây nhằm lật đổ chính quyền hiện nay ở Iran.

"Bất kỳ biện pháp trừng phạt nào thêm nữa nhằm chống Iran đều được cộng đồng quốc tế hiểu là một cách để phương Tây thay đổi chính quyền ở Tehran. Cách tiếp cận đó là không thể chấp nhận được với chúng tôi. Nga không định xem xét đề nghị trừng phạt Iran”, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nga Gennady Gatilov đã nói như vậy với Interfax.

Tuy nhiên, ông Gatilov không nói rõ liệu Moscow sẽ dùng quyền phủ quyết hay đơn giản chỉ là bỏ phiếu trắng nếu các nước đưa ra một nghị quyết mới nhằm trừng phạt Iran. Nga đã miễn cưỡng ủng hộ 4 gói biện pháp trừng phạt trước đó nhằm vào Iran của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ngoài việc từ chối tìm kiếm thêm các biện pháp trừng phạt Iran, giới lãnh đạo Nga mấy ngày nay cũng không ngừng lên tiếng cảnh báo về việc một số nước được cho là đang bàn kế hoạch đánh Iran. Theo Moscow, một cuộc tấn công vào Iran sẽ để lại những “hậu quả khôn lường”. 
Theo VnMedia

Phát hiện 7 xác chết lõa thể trong sân bóng rổ

Cảnh sát cho biết họ vừa phát hiện ra 7 xác chết lõa thể, trong đó có 6 đàn ông và 1 phụ nữ trong một sân bóng rổ ở miền bắc Mexico hôm 10-11.

Sự việc xảy ra ở ngôi làng ngoại ô TP Durango
 
Theo các sỹ quan cảnh sát, những xác chết nói trên có nhiều dấu hiệu bị bạo hành, được tìm thấy ở ngôi làng ngoại ô thành phố Durango. Điều tra ban đầu cho thấy nạn nhân là cư dân của ngôi làng này.

Mới chỉ 1 ngày trước đó, ở Acapulco của Mexico, cảnh sát tìm thấy xác chết bị cắt đầu của 1 đàn ông và 1 phụ nữ trong một chiếc taxi bỏ lại. Thành phố cảng bên bờ Thái Bình Dương này đã chứng kiến nhiều tội ác ma túy nguy hiểm từ hồi năm 2010 sau khi trùm ma túy Edgar Valdez Villareal, hay còn được biết đến với biệt danh  La Barbie bị bắt.
Đỗ Quyên (Theo AP)
Theo NLĐ

5 người đẹp gốc Việt "có tiếng" trong làng giải trí

Nhắc đến họ, người ta không chỉ nghĩ đến tài năng và vẻ đẹp cực kỳ cuốn hút, mà còn là những scandal trong đời sống riêng tư. Sự xuất hiện của họ ở bất cứ đâu cũng khiến người ta không thể ngồi yên vì sức “nóng” lan tỏa.

1. Magie Q (Lý Mỹ Kỳ)
Cô người mẫu, diễn viên xinh đẹp có nghệ danh Magie Q khá nổi tiếng với những scandal ồn ào, những khuôn hình nóng bỏng và tài uống rượu điệu nghệ. Cách đây hơn 1 năm, cô cũng bị dính vào vụ scandal sex chấn động toàn châu Á của tài tử Trần Quán Hy.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa Ảnh minh họa
Sinh năm 1979 ở Hawaii, có mẹ là người Việt Nam, cha là người mang trong mình 4 dòng máu Anh, Pháp, Mỹ và Ba Lan, Maggie Q sở hữu một vẻ đẹp lai pha trộn đầy bí ẩn và quyến rũ. Thêm vào đó là một năng khiếu nghệ thuật hơn người đã giúp Maggie Q trở thành một trong những cái tên sáng giá nhất của làng nghệ thế giới.

Từng là gương mặt nữ châu Á trẻ tuổi nhất lên bìa tạp chí Times với tiêu đề “Phát hiện lớn của làng thời trang”, được độc giả tạp chí uy tín Him bình chọn là “Người phụ nữ mà tất cả đàn ông mơ ước” và có tên trong danh sách những “siêu mẫu châu Á” đắt giá với cát-sê mỗi show quảng cáo không dưới 500 ngàn USD. Đó là những thành công mà người đẹp này đã gặt hái được trong lãnh địa người mẫu.

Còn ở lãnh địa phim ảnh, cho đến nay, Maggie Q đã đóng trên dưới 20 phim truyền hình lẫn điện ảnh với các bộ phim nổi tiếng như Tam quốc chí, Rồng tái sinh, Nửa đêm ở Manhattan, Sinh tử chiến, Giờ cao điểm 2, Sát thủ Nikita,… Maggie Q cũng rất may mắn khi được sánh vai bên cạnh các nam tài tử hàng đầu thế giới như Bruce Will, Tom Cruise trong các phim “bom tấn” ngay từ khi mới vào nghề như Die Hard, Naked Weapon, Nhiệm vụ bất khả thi 3. Những vai diễn mạnh mẽ, táo bạo này đã giúp cô được mệnh danh là người đẹp hành động hàng đầu của kinh đô điện ảnh Hollywood.

Với nhan sắc quyến rũ và tài hóa thân điêu luyện, con đường sự nghiệp vẫn còn dang rộng mở đón chào cô đào có dòng máu Việt này trong tương lai.

2. Chung Lệ Đề
Ảnh minh họa
Sinh năm 1970 tại Sài Gòn  nhưng lớn lên tại Canada, Chung Lệ Đề có mẹ là người Việt Nam, bố là người Việt gốc Hoa.

Sở hữu một gương mặt khả ái cùng thân hình hoàn hảo, cuốn hút, cộng thêm lối diễn xuất táo bạo, Chung Lệ Đề được mệnh danh là biểu tượng sex một thời của màn ảnh Hồng Kông. Bà mẹ 3 con này còn từng được mệnh danh là "Nữ hoàng gợi cảm", "Quả bom sex của châu Á".

Cô cũng nhận được vô số lời mời tham gia quảng cáo và chụp ảnh bìa cho hàng loạt tạp chí lớn ở Hong Kong, Đài Loan và cả đại lục... Nhiều lần cô được độc giả các tạp chí thời trang lớn của Hồng Kông bình chọn là người phụ nữ gợi cảm nhất, người phụ nữ quyến rũ nhất, người phụ nữ gợi tình nhất châu Á.
Ảnh minh họa
Không chỉ có nhan sắc mặn mà, người đẹp họ Chung còn có tài năng diễn xuất rất tuyệt vời. Cô được xem là một trong những nữ diễn viên nổi tiếng và đắt “sô” nhất Hồng Kông trong thập niên 90 của thế kỷ trước.

Khi nhắc tới đời tư của Chung Lệ Đề, nhiều người nghĩ ngay đến những scandal tình ái, lối sống phóng khoáng của cô. Năm ngoái, Chung Lệ Đề cũng là một trong những nhân vật bị nghi “vướng” vào scandal ảnh “nóng” Trần Quán Hy, dù những bức hình gợi cảm của cô chưa hề được đăng tải lên mạng.

Sau nhiều cuộc tình dang dở và trải qua những lần ly hôn, cuộc sống riêng tư của ngôi sao điện ảnh gốc Việt đã có nhiều biến động. Trong mấy năm trở lại đây, ngôi sao 41 tuổi không xuất hiện trên màn ảnh, thay vào đó, cô tích cực hoạt động từ thiện, tham gia trình diễn thời trang, chụp hình quảng cáo, thử sức trong lĩnh vực kinh doanh và dành thời gian nhiều hơn để chăm sóc cho 3 đứa con nhỏ.
3. Tila Nguyễn
Ảnh minh họa
Mang trong mình hai dòng máu Việt Nam và Pháp, Tila Nguyễn tên thật là Nguyễn Thị Thiên Thanh, sinh năm 1981 tại Singapore. Cô được biết đến với nghệ danh Tila Tequila, là một người mẫu ảnh kiêm ca sĩ nổi tiếng hiện đang sinh sống tại Houston, Mỹ.

Từng dấn thân vào sự nghiệp ca hát nhưng Tila Nguyễn chỉ thực sự nổi danh khi bước chân vào nghiệp người mẫu, nhất là sau khi được mời làm người mẫu khỏa thân cho tạp chí Playboy. Hiện Tila là gương mặt quen thuộc của các tạp chí Stuff, Maxim UK, Import Tuner. Cô cũng xuất hiện đều đặn trên các chương trình khiêu vũ của kênh Fuse TV, làm việc cùng kênh VH1 với tư cách bình luận viên.

Với vẻ đẹp hoang dại, nóng bỏng và khêu gợi, Tila có tên trong danh sách 100 cô gái sexy nhất trên Internet do độc giả tạp chí Stuff bình chọn và đứng ở vị trí 88/100 cô gái nóng bỏng nhất của Maxim UK.

Ảnh minh họa
Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Tila luôn song hành bên cạnh những tai tiếng. Những scandal tình ái gây sốc, những vụ ảnh nóng đầy khiêu khích trên trang bìa tạp chí hay sự cố lộ hàng luôn gắn liền với tên tuổi người đẹp chân ngắn này.

Hồi tháng 2 năm nay, Tila lại phải đối mặt cùng một lúc với hai cuốn băng sex. Một video quay những cảnh giường chiếu của "bom sex" gốc Việt với 2 người bạn gái mới đây đã bị tung lên một trang web khiêu dâm. Người mẫu lắm tài nhiều tật này cũng từng có mối quan hệ đồng giới với con gái chủ tịch tập đoàn Yahoo và gây sốc khi thẳng thừng tuyên bố: “Tôi muốn làm một người đàn ông”.

4. Tianna Ta
Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Ảnh minh họa Ảnh minh họa
So về mức độ nổi tiếng thì Tianna Ta phải đứng sau Tila Nguyễn, nhưng về nhan sắc thì cô lại là người xinh đẹp và quyến rũ nhất trong số những người mẫu gốc Việt thành danh trên đất Mỹ. Hiện cô gái sinh năm 1981 này đang sinh sống tại Massachusetts cùng với bố mẹ, hai anh trai và một chị gái.

Mới theo đuổi nghiệp người mẫu chưa được bao lâu, nhưng nhờ gương mặt đẹp hoàn hảo cộng với thân hình quyến rũ, gợi tình với những số đo đẹp mê hồn, Tianna Ta nhanh chóng trở thành người mẫu sáng giá ở kinh đô Hollywood hoa lệ. Hình ảnh của cô được giới truyền thông Mỹ khai thác triệt để và đăng tải nhan nhản trên các mặt báo.

Ngoài vẻ đẹp rực lửa, Tianna Ta còn nổi tiếng bởi tài năng vượt trội. Hiện cô đang làm việc cho các kênh truyền hình nổi tiếng như: MTV, Spike TV, Walt Disney và nhiều chương trình truyền hình khác. Ở đâu cô cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi.

5. Jenny Chu
Ảnh minh họa
Sở hữu đôi gò bồng đảo căng tròn, một thân hình bốc lửa với những đường cong "chết người", cô đào gốc Việt Jenny Chu khiến cho cánh mày râu phát cuồng mỗi khi xuất hiện.

Người ta ví Jenny Chu là bản sao của Tila Nguyễn vì sự giống nhau đến ngỡ ngàng cả vẻ bề ngoài lẫn phong cách trình diễn. Thậm chí, người ta còn dự đoán, cô người mẫu sinh năm 1985 này còn vươn xa hơn cả đàn chị Tila trong tương lai.

Thời gian gần đây, cái tên Jenny Chu luôn có tên trong top những quả bom sex nóng bỏng nhất hiện nay trên một số website về người mẫu. Chỉ trong một thời gian ngắn, cô gái mang dòng máu Việt này đã liên tục được ghi danh tại một số các sàn diễn thời trang, quảng cáo mẫu áo tắm, show truyền hình âm nhạc và một số tạp chí nổi tiếng như: Glamour, Gogo, Trade Shows, Holller. Cô hứa hẹn sẽ là một trong những người mẫu “hot” nhất trong giới chân dài thế giới hiện nay. 

Huệ Mẫn
Theo VnMedia

Trình làng viên kim cương vàng độc nhất vô nhị

Hãng bán đấu giá Sotheby hôm 9-11 cho biết viên kim cương hình quả lê màu vàng hiếm có được tìm thấy tại châu Phi được kỳ vọng sẽ mang về 15 triệu USD tại cuộc bán đấu giá vào tuần tới.

Viên kim cương có tên “Mặt trời lặn” (Sun-Drop) được các chuyên gia đá quý mô tả có vẻ đẹp đầy kiểu hãnh với màu vàng lấp lánh đầu ma lực, nước màu đạt tới mức tột đỉnh của loại đá quý này. Viên kim cương chỉ hơn 110 carat, bằng cỡ ngón tay cái phụ nữ nhưng đối với loại kim cương kiếm này, chưa có viên nào vượt mặt được Sun-Drop.
 
Nước màu Sun-Drop đạt tới mức tột đỉnh của loại đá quý này

Ông David Bennett, trưởng bộ phận nữ trang của nhà đấu giá Sotheby cho hay: “Viên kiêm cương này có sức hút phi thường. Sun-Drop sẽ được bán đấu giá tại khách sạn Beau-Rivage của Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 15-11”.

Sun-Drop do Công ty Cora International có trụ sở ở New York chế tác sau khi được phát hiện tại một mỏ đá ở Nam Phi vào năm ngoái. Điều đó cũng có nghĩa là Sun-Drop chưa từng qua tay một chủ nhân nào và người chiến thắng trong cuộc đấu giá ngày 15-11 tới sẽ là người đầu tiên bóc tem cho viên kim cương độc nhất vô nhị này.

“Sức hút của viên kim cương này là ở chỗ những người sành điệu luôn muốn sở hữu một vật quý giá chưa từng được ai chạm tới trong hàng triệu năm qua”, ông Bennett nói với AP.

Trong đợt đấu giá này còn xuất hiện nhiều hiện vật quý giá không kém phần hấp dẫn khác như bộ trang sức, quà tặng của của nhà vua đế chế Ottoman Abdel Ahmed II cho vợ của phó vương Ai Cập Khedive vào cuối thế kỷ 19, hay bộ trang sức quý giá do vợ của Sa Hoàng Pierre Đại đế tặng cho nhà vua Đế chế Ottoman Adel Ahmed II vào năm 1771 với mong muốn hòa bình.
Thu Hằng (Theo AP)
Theo NLĐ

Châu Á: Châu lục nguy hiểm nhất?

Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy hôm 9-11 cảnh báo châu Á – Thái Bình Dương có dấu hiệu chạy đua vũ trang, đồng thời kêu gọi thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại để xoa dịu căng thẳng chính trị.

Phát biểu tại Đại học Zurich – Thụy Sĩ, ông Van Rompuy nói: “Trong thế kỷ trước, châu Âu là lục địa nguy hiểm nhất. Thế nhưng, trọng tâm của các nhà phân tích an ninh và hoạch định chiến lược sức mạnh cứng gần đây đã chuyển dần sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy chưa thấy xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện nhưng nếu xét về chi tiêu quân sự và tâm lý đối đầu, giả thuyết về một cuộc chạy đua vũ trang là có”.
 
Ngoại trưởng Thụy Sĩ Calmy-Rey tiếp Chủ tịch EU Herman Van Rompuy tại Zurich. Ảnh: REUTERS
 
Tuy nhiên, ông Rompuy không nêu cụ thể nước nào đang có xu hướng chạy đua vũ trang.

Theo ông Rompuy, “điều quan trọng là tiếp tục tăng cường các quan hệ kinh tế ở khu vực này để tháo ngòi bất kỳ cuộc chiến tranh nào manh nha".
 
Ông lưu ý rằng EU là đối tác thương mại chủ chốt của các nền kinh tế hàng đầu trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh EU không chỉ có quyền lợi ở một châu Á - Thái Bình Dương ổn định mà còn là nhân tố đóng góp cho sự ổn định này.
H.Bình (Theo AFP)
Theo NLĐ

Mật phục “ma men”

Trong thời gian từ 12 giờ đến 14 giờ 30 phút ngày 9-11, hàng chục người điều khiển phương tiện giao thông có dấu hiệu “quá chén” đã bị lực lượng CSGT Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn

Trưa 9-11, phóng viên Báo Người Lao Động đã theo chân tổ công tác thuộc Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67) - Bộ Công an túc trực tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để kiểm tra đột xuất những trường hợp điều khiển phương tiện giao thông vừa rời quán bia và có hơi men.
Mỗi cốc bia giá 150.000 đồng
Nhẩm đếm sơ bộ cho thấy gần 20 quán bia xung quanh ngã tư này, trong đó có những quán nổi tiếng ở Hà Nội. Theo các chiến sĩ CSGT, vào các buổi trưa và chiều tối, quán nào cũng chật kín thực khách. Nhiều người ra về khi đã có biểu hiện “quá chén”.
Bộ đàm trên tay thượng tá Nguyễn Hữu Luyện, Phó trưởng Phòng Tuần tra - Kiểm soát và Xử lý vi phạm giao thông (Phòng 6 - C67), liên tục nhận được thông báo: “Đề nghị toàn đội kiểm tra người điều khiển xe máy BKS… vừa rời quán bia H.V.”. Đây là những tín hiệu được các chiến sĩ CSGT mặc thường phục túc trực gần các quán bia chuyển về.

Kiểm tra nồng độ cồn một người điều khiển phương tiện giao thông ở Hà Nội
Vừa rời quán bia được hơn100 m, ông Cao Văn Cự (quận Hoàn Kiếm-Hà Nội) bị một chiến sĩ CSGT ra hiệu dừng xe, xuất trình giấy tờ. Sau khi giải thích về chiến dịch tuần tra, kiểm soát nồng độ cồn trong máu đang được C67 phối hợp với Công an TP Hà Nội triển khai, thượng tá Nguyễn Hữu Luyện hướng dẫn ông Cự hít sâu rồi thổi mạnh vào ống nhựa. “Các ống nhựa đều được đóng gói trong túi ni lông vô trùng và ông cũng không phải trả tiền cho việc kiểm tra này” - ông Luyện giải thích.
Cầm tờ kết quả trên tay, thượng tá Nguyễn Hữu Luyện thông báo với ông Cự: “Với nồng độ cồn trong máu là 0,033 mg/lít khí thở nên chưa bị xử phạt theo luật định nhưng ông cần lưu ý không sử dụng rượu bia trong khi điều khiển phương tiện giao thông”.
Sau ông Cự, một người điều khiển xe máy khác cũng bị kiểm tra nồng độ cồn vì có biểu hiện uống nhiều rượu bia. Kết quả, nồng độ cồn trong máu của người này là 0,295 mg/lít khí thở nên bị lập biên bản xử phạt 300.000 đồng. “Trưa nay, tôi chỉ uống khoảng 2 cốc bia với bạn bè, tính ra mỗi cốc giá 150.000 đồng. Đắt quá!” - người này than thở.
Trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 14 giờ 30 phút, hàng chục trường hợp có dấu hiệu “quá chén” đã được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Những thắc mắc về mức tiền phạt đều được các chiến sĩ CSGT giải thích bằng Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
“Người điều khiển ô tô có nồng độ cồn vượt quá 0,25 - 0,4 mg/lít khí thở và trên 0,4 mg/lít khí thở đối với người điều khiển xe máy sẽ bị giữ phương tiện 10 ngày, đồng thời tước giấy phép lái xe 30 ngày. Cùng vượt mức 0,4 mg/lít khí thở, ô tô bị phạt 5 - 10 triệu đồng, còn xe máy bị phạt 500.000 - 1 triệu đồng” - ông Luyện cho biết.
Có thể thực hiện tại TPHCM
Theo thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng Phòng Tuyên truyền và Hướng dẫn xử lý tai nạn giao thông (C67), việc CSGT cải trang để tuần tra, kiểm soát, xử lý người vi phạm về nồng độ cồn trong khi điều khiển phương tiện giao thông được thực hiện theo kế hoạch của Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an.
Trong thời gian từ ngày 5 - 11 đến 5 - 12, C67 và lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ tổ chức nhiều tổ tuần tra để xử lý người vi phạm trên Quốc lộ 1A và 3 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Trong tổ tuần tra sẽ có 2-3 người mặc thường phục, túc trực tại khu vực gần các quán nhậu. Khi phát hiện người điều khiển phương tiện có dấu hiệu vi phạm, các chiến sĩ này lập tức thông báo cho đồng đội mặc sắc phục đứng ở các ngả đường gần đó để dừng xe, kiểm tra.
“Tình hình tai nạn giao thông thời gian qua diễn biến khá phức tạp mà nguyên nhân lớn xuất phát từ người sử dụng rượu bia tham gia giao thông. Việc này cần được theo dõi, xử lý nghiêm theo đúng quy định tại Nghị định 34. Sau khi thí điểm, chúng tôi sẽ đánh giá lại, nếu hiệu quả, sẽ nhân rộng ra nhiều địa phương khác, trong đó có TPHCM” - ông Trần Sơn nói.
Ông Sơn cho biết nếu người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá quy định, lực lượng CSGT sẽ giữ xe hoặc liên lạc, phối hợp với người nhà của họ đưa về an toàn.
Né và chống đối CSGT
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, bảo vệ các quán bia đã thông báo cho không ít thực khách gửi lại xe, đi taxi về hoặc vào các ngõ, ngách để “qua mặt” lực lượng CSGT. Thậm chí, một tài xế taxi của hãng Phù Đổng có dấu hiệu sử dụng rượu bia đã không chịu xuất trình giấy tờ. Tài xế này còn lao xe vào chân một chiến sĩ CSGT và gọi điện cầu cứu người thân ở gần đó. “Chúng tôi sẽ đề nghị xử lý đối tượng này về tội chống người thi hành công vụ” - thượng tá Nguyễn Hữu Luyện cho biết.
Bài và ảnh: THẾ KHA
Theo NLĐ

Vụ TNGT ở Bình Thuận: Tìm thân nhân nạn nhân cuối cùng

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông làm 10 người chết, 22 người bị thương trên Quốc lộ 1A, huyện Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận, chiều 9-11, Công an huyện Hàm Thuận Bắc cho biết nạn nhân chết cháy cuối cùng vẫn chưa có người nhà đến nhận diện

Đó là thi thể nam đánh dấu số 4, hiện đang bảo quản tại nhà đại thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận. Qua đối chiếu sơ đồ chỗ ngồi với các hành khách đi chung may mắn thoát nạn trên xe khách 17K – 2934, thì nạn nhân số 4 này ngồi ở băng ghế thứ 2, phía sau tài xế.  
 
Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra lúc 2 giờ sáng ngày 7-11 trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Hồng Sơn. (ảnh: P. Sinh)
 
Theo phụ xe khách may mắn thoát nạn và bà Nguyễn Thị Nhàn (ngụ TP. Phan Thiết), khoảng 1h30 phút sáng ngày 7-11, xe khách 17K- 2934 đã dừng tại khu vực Cây xăng số 9 (TP Phan Thiết) để bốc hàng của bà gởi đi ra Bắc. Lúc này có 1 thanh niên khoảng 20 tuổi, mặc áo sơ mi màu xám, quần jean màu xanh, mặt tròn, nước da ngâm đen, trên tay phải có đeo chiếc còng đã xin lên xe về huyện Bắc Bình (Bình Thuận).
 
Khi qua khỏi khu vực xã Hàm Đức (cách Phan Thiết gần 20km), người thanh niên này cho phụ xe biết còn vài km nữa là về đến nhà. Phụ xe khách sau đó đã nhắc người thanh niên khi nào gần tới nhà thì kêu tài xế dừng để xuống xe.  
 
Tuy nhiên khi đi đến khu vực thôn 3, xã Hồng Sơn, cách Phan Thiết khoảng 22 km thì xe khách đã gặp nạn.  
 
Theo Công an huyện Hàm Thuận Bắc, qua rà soát các danh sách nạn nhân đi trên xe, nhiều khả năng người thanh niên này quê huyện Bắc Bình, nhưng đến nay vẫn chưa có người thân liên lạc để nhận diện. Do đó, Công an huyện Hàm Thuận Bắc ra thông báo để ai là thân nhân của thanh niên thì liên hệ Công an Hàm Thuận Bắc hay nhà Đại thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh để nhận diện.
 
Theo Phúc Sinh (Bình Thuận Online)